30.12.19

Tiểu thuyết Gọi anh bằng tên em – Chương 1 - 04

Vào bữa tối của ngày thứ ba anh ấy ở đây, tôi cảm nhận được rằng anh ấy đang nhìn chằm chằm vào tôi khi tôi đang giải thích về bản nhạc Bảy Di ngôn cuối cùng của Chúa Giêsu của soạn giả Haydn, mà tôi đã ký âm. Vào năm đó tôi mới mười bảy tuổi và là người trẻ nhất trong bàn ăn, người ít được lắng nghe nhất, và tôi đã phát triển cái thói quen cô đọng nhiều thông tin nhất có thể chỉ trong một vài từ.




Tôi nói nhanh, điều đó mang lại cho mọi người ấn tượng rằng tôi luôn bối rối và bóp nghẹt lời nói của mình. Sau khi tôi giải thích xong về bản ký âm của mình, tôi nhận ra cái ánh mắt háo hức nhất đến từ bên tay trái của tôi. Ánh mắt ấy khiến tôi hồi hộp, lâng lâng. Anh ấy rõ ràng rất thích thú, anh ấy thích tôi mà. Thế thì, chuyện chinh phục anh ấy cũng chả khó đến thế. Nhưng sau một hồi đắn đo, khi tôi cuối cùng mạo hiểm quay sang đối mặt với anh ta và liếc nhìn anh ta, tôi gặp một ánh mắt lạnh lùng và băng giá – một cái nhìn vừa lãnh đạm vừa xa lạ gần đạt đến ngưỡng của sự cộc cằn. 

Nó đảo ngược tôi hoàn toàn. Tôi đã làm gì để phải bị điều này chứ? Tôi muốn anh ấy trở nên tử tế với tôi một lần nữa, cười với tôi như anh ấy đã làm chỉ vài ngày trước, trên đường ray xe lửa bị bỏ hoang, hoặc khi tôi giải thích với anh ấy vào buổi chiều cùng ngày rằng B. là thị trấn duy nhất ở Ý mà Corriera, tên của tuyến xe buýt trong vùng, chở theo đức Chúa Kitô, cứ chạy qua mà không bao giờ chịu đỗ lại. Anh ta ngay lập tức phì cười và nhận ra sự ám chỉ về cuốn sách của Carlo Levi “Christ dừng chân tại Eboli”.  Tôi thích cách mà tâm trí của hai chúng tôi dường như vận hành song song nhau, theo một cách mà mỗi người có thể suy ra ngay lập tức những từ mà người kia đang tính đùa giỡn, nhưng vào giây phút cuối cùng bị giữ lại, không nói ra.




Anh ta sẽ trở thành một gã hàng xóm khó tính đây. Tốt hơn nên tránh xa anh ta ra, tôi nghĩ vậy. Tôi cứ nghĩ rằng tôi đã gần như đắm đuối về bàn tay, tấm ngực, đôi chân chân của anh – nhứng thứ chắc chưa bao giờ phải tiếp xúc với thứ gì gồ ghề trong suốt sự tồn tại của nó, rồi cái đôi mắt – khi nó cất lên cái ánh nhìn dịu dàng vào bạn, thì giống như nó mang đến cái phép màu của sự phục sinh. Bạn không bao giờ có thể nhìn trân trân được lâu, nhưng cần phải tiếp tục nhìn trân trân để tìm hiểu lý do tại sao bạn không thể làm điều đó.
Tôi phải ném cho anh ta cái ánh mắt xấu xa tương tự như của anh ta.

Trong hai ngày, sự chuyện của chúng tôi bỗng dừng lại đột ngột.

Trên cái ban công dài, chung cho hai phòng ngủ của chúng tôi, chúng tôi né tránh nhau hoàn toàn: chỉ còn một lời chào cộc lốc, lời chào buổi sáng, lời khen thời tiết đẹp, vài đoạn chitchat nông cạn.

Sau đó, không một lời giải thích, mọi thứ cứ tiếp diễn như vậy.




Tôi có muốn đi chạy bộ sáng nay không nhỉ? Không thật sự lắm. Chà, thế thì đi bơi vậy. 

Hôm nay, mọi thứ bỗng ập đến: nỗi đau, sự mỉa mai, sự hồi hộp về một người mới xuất hiện trong đời tôi, những hứa hẹn về rất nhiều hạnh phúc chỉ trong một tầm với, sự dò dẫm khi tiếp cận một người mà tôi sợ mình sẽ hiểu lầm và không muốn làm kẻ thua cuộc, những cân đi đếm lại trong mọi bước đi, sự tuyệt vọng khi muốn tiến gần đến một người mà tôi khát khao và mong ước người ta cũng cần tôi, những màn hình tôi dựng lên như thể giữa tôi và thế giới không chỉ có một mà lớp lớp những cánh cửa bằng giấy, sự thôi thúc phải giành cho được hay phải gạt bỏ những điều mà ngay từ đầu không biết chúng sẽ đi về đâu.  Tất cả những cảm xúc này bắt đầu vào mùa hè mà anh Oliver đến nhà chúng tôi. 

Những cảm xúc đó in hằn trên mỗi bài hát thịnh hành vào mùa hè năm đó, trong mọi cuốn tiểu thuyết tôi đọc trong quãng thời gian anh ở đây và về sau, trên bất cứ thứ gì, từ mùi hương thảo trong những ngày nắng nóng cho đến tiếng ve sầu điên cuồng vào buổi chiều. Tôi đã lớn lên cùng những thứ đó, và am hiểu, quen thuộc với chúng mỗi năm trong cuộc đời mình, rồi tất cả chúng bỗng biến đổi, bỗng thay màu mãi mãi vì những sự kiện của mùa hè năm đó.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

SPONSORS