6.3.20

Tiểu thuyết "Tìm em" (Find me) | André Aciman | Tempo 01

Sao trông bồn chồn thế?

Tôi đã thấy cô ấy lên tàu tại nhà ga ở Florence. Cô ấy trượt mở cái cửa kính và, khi đã vào trong toa tàu, ngước nhìn xung quanh, rồi ngay lập tức vứt ba lô xuống chiếc ghế trống bên cạnh tôi. Cô cởi cái áo khoác da, đặt xuống cuốn sách bìa mềm bằng tiếng Anh mà cô đang đọc, sau đó đặt một chiếc hộp trắng vuông trên giá hành lý rồi ném mình lên ghế ngồi đối diện với tôi trong sự một hỗn loạn, nóng nảy. 




Cô ấy làm tôi liên tưởng đến một một nhân vật, kiểu như chỉ vừa có một cuộc cãi vã gay gắt vài giây trước khi lên tàu và đầu óc vẫn đang mải miết lặp đi lặp lại những từ mà chính cô ấy hoặc người khác đã tuôn ra trước khi cúp máy. Con cún của cô ấy đang được cô cố giữ chặt giữa hai mắt cá chân trong khi cuộn một dây xích màu đỏ vòng quanh nắm tay của mình, dường như nó không kém phần hốt hoảng so với cô chủ. “Ngoan nào, bé cún ngoan này”, cuối cùng cô ấy cũng cất tiếng, hy vọng làm cho con cún dịu lại. “Ngoan nào ngoan nào” cô ấy lặp lại, trong khi con cún vẫn còn đầy bồn chồn và cố gắng vặn vẹo ra khỏi sự kìm kẹp. 

Sự hiện diện của con chó làm tôi khó chịu, và theo bản năng, tôi đã không nới đôi chân hoặc nhích mình để nhường chỗ cho nó. Nhưng cô ấy dường như không chú ý đến tôi hoặc ngôn ngữ cơ thể của tôi. Thay vào đó, cô lập tức lục lọi trong ba lô, tìm thấy một chiếc túi nhựa mỏng và lấy ra hai món đồ nhỏ hình xương cho con chó, sau đó đặt chúng vào lòng bàn tay và nhìn con cún liếm chúng.





“Bữa trưa” làm con cún dịu lại trong giây lát, cô nhấc mình trên ghế để sửa áo, rồi nhích qua nhích lại trên chỗ ngồi một hai lần, rồi lại rơi vào trạng thái trầm tư, nhìn chằm chằm vào khung cảnh Florence một cách thờ ơ khi con tàu bắt đầu rời khỏi nhà ga Santa Maria Novella . Cô vẫn đang hậm hực trong lòng, có lẽ một cách vô thức, lắc đầu, một lần, hai lần, rõ ràng là trong đầu vẫn còn đang chửi rủa ai đó mà cô đã cãi nhau trước khi lên tàu. 

Trong một khoảnh khắc cô ấy trông hoàn toàn tuyệt vọng đến nỗi, trong khi vẫn nhìn chằm chằm vào cuốn sách đang mở ra của mình, tôi nhận ra mình đang vật lộn trong đầu để nghĩ ra điều gì đó tôi cần làm chỉ để giúp xoa dịu những vòng xoáy đang ngày một dồn dập,  sắp hình thành một cơn lốc làm nổ tung cái cái góc ngồi nho nhỏ của hai chúng tôi  cuối toa tàu. 

Sau đó tôi nghĩ khác về chuyện đó. Tốt hơn là cứ mặc cô ấy một mình và tiếp tục với việc đọc của tôi. Nhưng khi tôi bắt gặp cô ấy đang nhìn mình, tôi không thể kìm lòng: “Sao cô lại bồn chồn vậy?”, tôi hỏi.

Ngay sau đó tôi mới nhận ra câu hỏi của tôi hoàn toàn không phù hợp với một người xa lạ trên tàu, chứ chưa nói đến một người mà dường như sẵn sàng nổ tung trước mọi sự khiêu khích dù là nhỏ nhất. Tất cả những gì cô ấy làm là nhìn chằm chằm vào tôi với một ánh mắt khó hiểu, sự thù địch trong mắt cô ấy khiến tôi lo sợ những từ ngữ sắp đổ ập lên tôi sẽ kiểu như: “Lo chuyện của ông đi, ông già” hoặc “Thế có gì liên quan đến ông sao?”. Hoặc cô ấy sẽ trơ mặt lên và thốt ra một lời quở trách đầy héo mòn: “Đậu má!”





“Không, không phải là bồn chồn, tôi chỉ đang suy nghĩ thôi”, cô nói.

Tôi như khựng lại bởi giọng điệu nhẹ nhàng của cô ấy, nó khiến tôi gần như không nói nên lời, tệ hại hơn cả cái giả cảnh cô ấy bảo tôi câm mồm lại.

“Có lẽ suy nghĩ làm cho tôi trông có vẻ bồn chồn.”

“Thế cô đang có những suy nghĩ vui vẻ?”

“Không, cũng không vui!” cô ấy trả lời.

Tôi mỉm cười nhưng không nói gì, trong lòng đã hối hận vì lời nói đùa nông cạn, kẻ cả của tôi.

“Nhưng đại khái cũng khá bồn chồn”, cô ấy nói thêm, thừa nhận chút ít quan điểm của tôi với tiếng cười nhượng bộ.

Tôi xin lỗi vì cái sự có vẻ vô duyên của mình.

“Không sao đâu”, cô nói, trong lúc mắt nhìn quét qua những cảnh nông thôn bắt đầu xuất hiện bên ngoài cửa sổ toa tàu. “Cô là người Mỹ ah?”, tôi hỏi. Cô ấy trả lời đúng. “Tôi cũng là người Mỹ”.  “Tôi có thể đoán từ giọng của ông”, cô ấy nói thêm với một nụ cười. Tôi đã giải thích rằng tôi đã sống ở Ý trong gần ba mươi năm, nhưng không  để cuộc sống thay đổi chất giọng của tôi. Khi tôi hỏi, cô ấy trả lời rằng cô ấy đã định cư ở Ý với bố mẹ khi cô ấy mười hai tuổi.

Cả hai chúng tôi đều hướng đến Rome. "Cho công việc?" Tôi hỏi.

“Không, không phải vì công việc. Là vì cha tôi. Ông ấy không khỏe.” Rồi cô ấy ngước mắt lên.

Tôi: “Điều đó có thể giải thích về sự bồn chồn của cô, tôi cho là vậy. Có nghiêm trọng không?”

"Tôi nghĩ vậy."

“Tôi xin lỗi”, tôi nói.

Cô nhún vai. "Cuộc sống mà!"

Sau đó, có sự thay đổi giọng điệu của cô ấy: “Còn ông thì sao? Vì công việc hay đi du lịch?”

Tôi mỉm cười trước câu hỏi giả định đó và giải thích rằng tôi được mời thỉnh giảng cho sinh viên đại học. Nhưng tôi cũng đang đi thăm  con trai tôi, đang sống ở Rome và đang chờ đón tôi ở nhà ga.

“Chắc đó là một cậu bé dễ thương.”


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

SPONSORS