6.3.20

Tiểu thuyết "Tìm em" (Find me) | André Aciman | Tempo 02

Tôi có thể nói rằng cô ấy đã rất lịch sự. Nhưng tôi thích cái cách khá bốc đồng và phóng khoáng khi cô ấy chuyển từ trạng thái ủ rũ bồn chồn sang trạng thái hoạt bát, và cho rằng tôi cũng đang chuyển hướng như vậy. Giọng điệu của cô ấy có phần hài hòa với bộ trang phục giản dị: giày leo núi bị trầy xước, một chiếc quần jean, mặt không trang điểm và khoác một chiếc áo sơ mi màu gỗ đỏ, phai màu, chỉ cài nửa nút, bên trong là chiếc áo phông đen. 




Chưa hết, mặc cho vẻ ngoài nhàu nhĩ, cô ấy có đôi mắt màu xanh lá và lông mày đen. Cô ấy biết, tôi nghĩ, cô ấy biết. Có lẽ là biết lý do tại sao tôi đưa ra cái nhận xét ngớ ngẩn đó về sự lém lỉnh của cô ấy. Tôi chắc chắn rằng những người lạ luôn tìm thấy cái cớ này hay cớ khác để bắt đầu một cuộc trò chuyện với cô ấy. 

Sau lời nhận xét khôi hài của cô ấy về Elio con trai tôi, tôi không ngạc nhiên khi thấy cuộc trò chuyện của chúng tôi bị chững lại. Đã đến lúc mỗi người lại dán mắt vào cuốn sách của riêng mình. Nhưng sau đó, cô ấy quay sang tôi và hỏi trống không: “Ông có hào hứng để  gặp con trai mình không?”. 




Một lần nữa, tôi nghĩ rằng cô ấy đang cố mỉa mai tôi bằng cách nào đó, nhưng giọng cô ấy không toát lên ý đồ đó. Có một cái gì đó ngay lập tức lôi cuốn và hóa giải trong cái cách rất riêng mà cô ấy cắt thẳng qua những rào cản giữa hai người xa lạ này trên một chuyến tàu. Tôi thích điều đó. Có lẽ cô ấy muốn biết những gì một người đàn ông gần gấp đôi tuổi cô cảm thấy trước khi gặp con trai mình. Hoặc có lẽ cô ấy chỉ đơn giản là cảm thấy thích đọc sách. Cô ấy đang đợi tôi trả lời. “Thế ông có thấy hạnh phúc không? Hoặc có lẽ là lo lắng?”

“Tôi không thực sự lo lắng, hoặc có lẽ chỉ một chút.”, tôi nói. “Cha mẹ nào cũng luôn sợ mình trở thành kẻ áp đặt, chẳng nói gì hay ho ngoài những điều nhàm chán.”

“Ông nghĩ rằng ông là một người nhàm chán?

Tôi thích khi những gì tôi mới nói đã khiến cô ấy ngạc nhiên.

“Có lẽ tôi là vậy. Nhưng phải đối diện với điều đó thôi, ai mà không vậy chứ.”

“Tôi thì không nghĩ bố tôi là một người nhàm chán.”

Có lẽ tôi đã vô tình xúc phạm cô ấy? “Thế thì tôi xin rút lại lời”, tôi nói.

Cô ấy nhìn tôi và mỉm cười. "Không cần rút nhanh vậy đâu."

Cô ấy đã khỏ nhẹ ngón tay vào bạn, thế mà như đã khoan xuyên bạn. Trong chuyện này, cô ấy làm tôi nhớ đến con trai tôi, cô ấy hơn tuổi nó một chút, nhưng cả hai có cùng khả năng là bóc mẽ tất cả những lời nói dối của tôi, lôi ra mọi cây kim sợi chỉ của tôi, rồi khiến tôi phải lẩn trốn sau cuộc cãi vã. 

Cô là kiểu người gì mà cư xử thế khi khi ai đó quen cô? Tôi muốn hỏi cô ấy như vậy. Cô có phải là người vui tính, bông đùa, tươi tắn, hay có một loại huyết thanh ảm đạm, nóng nảy trong chảy trong huyết quản cô  làm mờ đi những nét đặc trưng của cô, và xóa tan mọi ánh cười trong nụ cười và đôi mắt xanh đó? Tôi muốn biết điều đó, bởi vì tôi không thể nói ra được.

Tôi chuẩn bị khen cô ấy có khả năng đọc được suy nghĩ của người khác rất tốt thì điện thoại của cô ấy reo. Bạn trai gọi rồi, chắc là vậy rồi! Chứ còn là gì nữa. Tôi đã quen với việc bị gián đoạn bởi điện thoại di động liên tục, đến nỗi giờ mọi cuộc gặp gỡ các sinh viên tại quán cà phê hoặc cuộc nói chuyện với các đồng nghiệp hoặc với con trai tôi đều có một cuộc gọi điện thoại di động nào đó xông vào. 

Cứu vãn nhờ điện thoại, im lặng bởi điện thoại, chuyển hướng vì điện thoại. 

“Chào bố”, cô nói ngay khi chuông reo . Tôi tin rằng cô ấy đã nhấc điện thoại ngay lập tức để ngăn tiếng chuông lớn làm phiền các hành khách khác. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là cách cô ấy hét vào điện thoại. “Cái con tàu chết tiệt này. Nó dừng lại rồi bố ạh, con không biết bao lâu nữa, nhưng sẽ không quá hai giờ. Hẹn sớm gặp lại bố." Người bố đang hỏi cô điều gì đó. “Tất nhiên con đã làm thế, bố già ơi, làm sao mà con quên được.” Ông ta hỏi cái khác. “Cái đó cũng vậy.” Im lặng. "Con cũng vậy. Thương bố nhiều và rất nhiều.”




Cô ấy bấm điện thoại và ném nó vào ba lô, như muốn nói:  chúng ta sẽ không bị gián đoạn nữa. Cô ấy nở một nụ cười khó chịu. “Các ông bố bà mẹ mà”, cô ấy cuối cùng cũng nói, chắc có ý là bố mẹ đâu cũng thế mà.

Nhưng rồi cô giải thích. “Tôi gặp bố vào mỗi cuối tuần, tôi phụ trách chăm sóc ông vào cuối tuần – còn trong tuần thì có mấy đứa cháu và điều dưỡng.”

Trước khi cho tôi một cơ hội để nói điều gì thì cô ấy đã hỏi, “Thế ông ăn diện vì có sự kiện tối nay hả?”.

Thật là một cách hay ho để miêu tả những gì tôi mặc! “Tôi trông có vẻ ăn diện sao?” Tôi trả lời, cố nhắc lại từ cô ấy dùng như một trò đùa để cô ấy không nghĩ rằng tôi đang thả mồi để được khen ngợi.

“Vâng, cái túi vuông, cái áo được là kỹ, không mang cà vạt, nhưng lại có khuy măng-sét? Tôi cho rằng ông có dụng ý. Hơi cổ điển chút, nhưng bảnh bao.”

Cả hai chúng tôi đều mỉm cười.

“Thật ra, tôi có cái này”, tôi nói rồi lôi hờ chiếc cà vạt nhiều màu sắc ra khỏi túi áo khoác và nhét nó trở lại. Tôi muốn cô ấy thấy rằng tôi đã có đủ bộ khiếu hài hước để tự châm chọc bản thân mình.

“Đúng như tôi nghĩ mà”, cô ấy nói. “Ăn diện! Không giống như một giáo sư về hưu trong trang phục chủ nhật, nhưng lại gần như vậy. Vậy, hai bố con ông làm gì ở Rome?”

Cô ấy có bao giờ chịu đầu hàng không nhỉ? Có phải tôi đã bắt đầu một cái gì đó với câu hỏi ban đầu của mình rồi khiến cô ấy nghĩ rằng chúng tôi có thể thân mật đến mức như vậy? 

“Chúng tôi gặp nhau năm hoặc sáu tuần một lần. Thằng bé sống ở Rome nhưng sẽ sớm chuyển đến Paris. Tôi nhớ nó lắm. Tôi thích dành cả ngày với nó; chúng tôi không làm gì cả, thực sự là vậy, chủ yếu là tản bộ, mặc dù thường là lặp lại những lối cũ: những góc Rome của nó, bên cạnh nhạc viện, rồi góc Rome của tôi, nơi tôi từng sống thời là một giáo viên trẻ…”.

MỤC LỤC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

SPONSORS