25.3.20

Tiểu thuyết Gọi anh bằng tên em – Chương 4 - 04 [Call me by your name]

Tảng đá thật ấm áp và tôi thích cách mặt trời chiếu lên da mình vào thời điểm này của buổi chiều.
"Mình vui khi trở lại" tôi nói.
"Ở Roma vui chứ?", Vimini hỏi.
Tôi gật đầu.

"Bọn mình nhớ bạn."
"Bọn mình hả, ai cơ?", tôi hỏi lại.
"Mình và Marzia. Hôm sau cô ấy có đi tìm bạn."
"Ah," tôi nói.
"Mình đã kể với cô ấy bạn đã đi đâu."
"Ah," tôi lặp lại.




Tôi có thể nói là con bé này đang soi cái mặt tôi. "Mình nghĩ rằng Marzia biết bạn không thích cô ấy nhiều cho lắm."
Chả có gì để tranh luận về vấn đề này, tôi thầm nghĩ.

"Và rồi sao?" Tôi hỏi.
"Và không có gì. Mình chỉ cảm thấy tiếc cho cô ấy. Mình chỉ nói là bạn đi trong lúc vội. "

Vimini rõ ràng là khá hài lòng với cách nói dối của cổ.
"Cô ấy tin bạn không?"
"Mình nghĩ là tin. Đó không phải là một lời nói dối mà, bạn biết đấy. "
"Thế ý bạn là gì?"
"À, thì cả hai người đều đi mà không nói lời tạm biệt nào."
"Uh bạn nói đúng, chúng tôi như thế đấy. Chúng tôi không có ý gì đâu."
"Ồ, về bạn thì tôi không quan tâm. Nhưng về anh ấy (Oliver) thì tôi bận lòng. Rất nhiều."
"Tại sao vậy?", tôi hỏi.
"Tại sao hả Elio? Tha lỗi cho mình phải nói thẳng là bạn chưa bao giờ thông minh cho lắm. "





Tôi phải mất một lúc để xem cô ấy muốn đưa câu chuyện này về đâu. Sau đó tôi nắm được ý và nói.
"Có lẽ mình cũng không bao giờ có thể gặp lại anh ấy nữa".
"Không, bạn vẫn có thể gặp lại anh ấy. Nhưng về phần mình thì không chắc. "
Tôi cảm thấy cổ họng nghẹn lại, vì vậy tôi để lại cô ấy trên phiến đá và bắt đầu dò dẫm đi ra mép nước.

Và rồi điều tôi dự đoán đã xảy ra. Tôi nhìn chằm chằm vào mặt nước vào buổi tối hôm đó, và trong một khoảnh khắc, tôi quên rằng anh ấy đã không còn ở đây nữa, rồi không còn lý do gì để mà ngoảnh lại và nhìn lên phía ban công, nơi mà hình ảnh của anh ấy chưa hoàn toàn tan biến. 

Mới chỉ cách đây vài giờ thôi, cơ thể của anh ấy và cơ thể của tôi ... 

Bây giờ có lẽ anh ấy đã dùng suất ăn thứ hai trên chuyến bay và chuẩn bị hạ cánh tại JFK (= sân bay quốc tế John F. Kennedy tại New York). 

Tôi biết rằng anh ấy tràn ngập trong nỗi đau khi hôn tôi lần cuối trong một phòng tắm ở sân bay Fiumicino, và buồn đau ngay cả khi chuyện phục vụ đồ uống và những bộ phim chiếu trên máy bay làm anh phân tâm, rồi khi anh một mình trong căn phòng ở New York, anh ấy cũng sẽ lại thấy buồn.

Tôi căm ghét cái cảm giác khi nghĩ rằng anh ấy đang buồn, cũng như tôi biết anh ấy ghét phải nhìn thấy tôi buồn rầu trong căn phòng ngủ của hai chúng tôi – mà giờ đây, đã quá chóng vánh trở thành phòng ngủ của riêng tôi.

Có ai đó đang đi về phía những phiến đá. Tôi cố gắng nghĩ đến một cái gì đó để xua tan nỗi buồn và nhận ra một sự thật mỉa mai rằng khoảng cách giữa tôi và Vimini lúc này có chiều dài đúng bằng khoảng cách giữa tôi và anh Oliver lần trước.

Bảy năm. Trong bảy năm nữa, tôi bắt đầu suy nghĩ, và đột nhiên cảm thấy một cái gì đó gần như bùng cháy trong cổ họng mình.  Tôi lao vào mặt nước.

Sau bữa tối thì chuông điện thoại reo. Oliver đã đến nơi an toàn. 

“Vâng, đang ở New York ạh. Vâng, cũng căn hộ cũ, cũng mấy người đó, cũng sự ồn ào đó – thật không may là cũng thứ âm nhạc đó vọng từ ngoài cửa sổ. Mọi người có thể nghe thấy ngay bây giờ.”, giọng anh Oliver qua điện thoại.

Anh ấy chĩa ống cái ống nói của điện thoại ra ngoài cửa sổ để cho chúng tôi nghe được chút hương vị của những giai điệu Tây Ban Nha của New York.





“Đường 114 ạh. Cháu đang đi ăn trưa trễ với mấy người bạn.”

Bố và mẹ tôi cùng nói chuyện với anh ấy qua mấy cái điện thoại riêng, đặt trong phòng khách. Tôi thì đang cầm cái điện thoại trong nhà bếp. 

“Ở đây hả? Uh, như cháu biết đấy, cũng mấy vị khách đến ăn tối như thông thường. Họ mới vừa về. Uh, ở đây cũng nóng lắm lắm”, bố tôi nói với anh.

“Hy vọng  điều này sẽ hữu ích cho cháu”.
“Điều gì ạh?”
“Ah, đợt cháu ở lại nhà chúng tôi ấy”, bố tôi giải thích.
“Điều tốt nhất trong cuộc đời cháu đấy ạh. Nếu có thể, cháu lại muốn nhảy lên cùng chuyến bay, chỉ mang theo cái áo khoác trên lưng, thêm một bộ đồ tắm với cái bàn chải đánh răng .”

Mọi người cùng bật cười. 

“Nhiệt liệt chào đón cháu, caro (= thân mến)”
 Hai đầu dây cứ trao qua đổi lại những câu chuyện phiếm vui vẻ như thế. 

“Cháu biết truyền thống của chúng tôi rồi đó, cháu phải luôn luôn trở lại đây, chỉ vài ngày thôi cũng được.”, mẹ tôi giải thích.

“Chỉ vài ngày thôi cũng được” theo ý của mẹ tôi nghĩa là “không quá vài ngày” – và anh Oliver biết ý đó.
*******
MỤC LỤC "CALL ME BY YOUR NAME"
(Gọi anh bằng tên em)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

SPONSORS