Sự im lặng.
"Chúa ơi, nhớ lại cái cách mà họ ghen tị với hai chúng ta nhìn từ cái bàn ăn đó trong bữa tối đầu tiên ở Roma," anh nói.
"Họ chăm chăm nhìn chúng ta - người trẻ, người già, đàn bà, đàn ông - ai trên cái bàn ăn đó cũng cứ dán mắt vào chúng ta, bởi vì lúc đó hai ta trông hạnh phúc quá.”
"Và rồi đợi đến cái buổi chiều kia khi chúng ta đã già đi, chúng ta sẽ lại nói về hai người thanh niên trẻ năm ấy như là hai người xa lạ mà chúng ta gặp được trên tàu, rồi họ làm chúng ta ngưỡng mộ, và chúng ta muốn nâng đỡ họ. Và chúng ta sẽ gọi điều ấy là sự ghen tị, bởi nếu gọi nó là sự tiếc nuối thì nó sẽ làm tim chúng ta tan nát mất”
Lại một sự im lặng.
"Có lẽ em chưa sẵn sàng để nói về họ như những người lạ," tôi nói.
"Nếu nó làm cho em cảm thấy ổn hơn, thế thì hai chúng ta sẽ không ai nói thế nữa”
"Em nghĩ chúng ta nên nói chuyện khác đi."
Anh tán đồng, trước khi nói lên mấy lí lẽ yếu ớt về việc anh sẽ phải về nhà.
Chúng tôi nói với nhau về những điều sơ bộ trên đường đời mỗi người. Về cuộc sống của anh, về vợ anh, những gì tôi đã làm, những gì anh đã làm, điều gì tốt, điều gì xấu. Anh đang hy vọng về đâu, tôi đang hy vọng sẽ về đâu? Nhưng hai chúng tôi đã tránh chủ đề về bố mẹ tôi. Tôi cho rằng anh biết mọi chuyện. Tôi cũng không hỏi anh là anh có biết không.
Một giờ đã trôi qua.
"Khoảnh khắc đẹp nhất của em là gì?" Cuối cùng anh đã ngắt đi mạch chuyện đó.
Tôi nghĩ ngợi một lúc.
"Buổi tối đầu tiên là buổi tối em nhớ nhất - có lẽ vì em còn bỡ ngỡ quá nhiều. Nhưng Rome cũng đáng nhớ. Có một chỗ trên đường qua Nhà thờ Santa Maria dell'Anima mà em luôn trở lại thăm mỗi lần em có dịp đến Roma.
Em sẽ nhìn chằm chằm vào chỗ ấy trong một giây, và đột nhiên mọi kỉ niệm sẽ ùa về. Em vừa bị nôn trong đêm đó và trên đường trở về quầy bar thì anh hôn. Người ta lúc đó đi qua đi lại mà em chả bận tâm và anh cũng không. Nụ hôn ấy vẫn còn in dấu ở đó, cảm ơn vì mọi điều tốt lành. Đó là tất cả những gì của anh mà em còn giữ được. Nụ hôn đó và cái áo của anh. "
Anh hồi tưởng lại.
"Còn anh thì sao," tôi hỏi, "khoảnh khắc nào?"
"Cũng ở Roma đấy. Ca hát cùng nhau cho đến tận bình minh trên quảng trường Piazza Navona. "
Tôi đã hoàn toàn quên mất chuyện đó. Hóa ra đó không chỉ là một bài hát của người Neapolitan mà chúng tôi đã hát vào đêm đó, như tôi vẫn nhớ. Một nhóm bạn trẻ Hà Lan đã lấy guitar ra và hát hết bài này đến bài kia của ban nhạc Beatles, và tất cả mọi người quanh đài phun nước chính đã cùng hòa vào, và hai chúng tôi cũng vậy.
Ngay cả nếu Dante có tái thế, chắc ông cũng đã hòa vào mà ca hát cùng, bằng cái giọng tiếng Anh không chuẩn của mình. [Dante là đại thi hào của Ý trong thế kỷ 13-14, nổi tiếng nhất với tác phẩm Thần khúc Dante]
"Họ diễn cho chúng ta xem … hay là em lại nhảy vô trùm show luôn?"
Anh nhìn tôi, đầy bối rối.
"Họ diễn cho EM xem – và lúc đó em say bí tỉ rồi. Cuối cùng em đã mượn cây đàn guitar của một người trong số họ rồi bắt đầu chơi, và sau đó, ngẫu hứng lên, hát luôn.
Bùm một phát, tất cả đều bị thôi miên. Thế là tất cả mọi kẻ nghiện nhạc trên thế giới này đều đổ xô tới nghe như bầy cừu nghe giao hưởng của Handel vậy [Handel là một nhà soạn nhạc của Anh thế kỷ 18]. Một trong mấy cô gái Hà Lan bị lạc. Em muốn đưa cô ấy đến khách sạn. Mà cô ấy thì cũng muốn đi với em.
Ôi thật là một đêm để nhớ.
Kết thúc là chúng ta ngồi trên cái sân thượng trống rỗng của một quán cà phê khép kín, nằm phía sau quảng trường, chỉ có em, anh và cô gái đó, cùng ngắm bình minh, mỗi người ngồi trên một cái ghế ".
Anh ấy nhìn tôi. "Anh rất vui vì em đã đến."
"Em cũng rất vui khi đến đây."
"Anh có thể hỏi em một câu được không ?"
Tại sao điều này đột nhiên khiến tôi thấy lo lắng nhỉ? "Anh cứ nói đi."
"Nếu em có thể, em sẽ bắt đầu lại không?"
Tôi nhìn anh ấy. "Sao anh lại hỏi như vậy?"
"Bởi vì. Chỉ cần em trả lời thôi. "
"Liệu em có bắt đầu lại nếu em có thể áh? Chờ một giây anh nhé! Mà em đã uống hai ly rượu rồi, để em đi gọi ly thứ ba bây giờ. "
Anh ấy mỉm cười. Rõ ràng là đến lượt tôi quay ra hỏi lại anh cũng câu đấy, nhưng tôi không muốn làm anh bối rối. Đây là kiểu Oliver tôi yêu nhất: đó chính là người luôn suy nghĩ đồng điệu với tôi.
*******
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét