Tôi bắt đầu lờ mờ đoán rằng bố tôi có lẽ đang dẫn dắt câu chuyện này về một hướng nào đó, mà bản thân ông cũng chưa biết chắc.
Tôi nhận ra điều này khi ông bắt đầu bằng những câu hỏi xa xôi rồi từng bước tiến sát đến chủ đề; còn tôi thì bắt đầu cảm thấy mình đã áp dụng cách trốn tránh yếu ớt trước những gì đang hiển hiện chờ tôi ngay trước mắt.
Tôi nói về tình trạng xuống cấp, bẩn thỉu kinh niên của các quảng trường ở Roma. Cái nóng, thời tiết, xe cộ, và quá nhiều ni cô.
Có một cái nhà thờ nào đó bị phá hủy. Gạch đá ngổn ngang khắp mọi nơi. Còn việc chỉnh trang thì thật là tệ hại.
Rồi tôi phàn nàn về người dân, du khách, và những chiếc xe buýt mini liên tục đón, trả những đám người nhiều vô số kể, với lỉnh kỉnh máy ảnh và mũ bóng chày.
"Con có thăm mấy cái nhà sân vườn của tư nhân mà bố nói không?"
Tôi đoán là tôi và anh Oliver đã không đến mấy chỗ đó như bố tôi đã kể.
"Rồi con có đến bái tượng Giordano Bruno thay bố không?" ông hỏi. [Giordano Bruno là một triết gia nổi tiếng của Ý trong thế kỷ 16]
“Chúng con chắc chắn đó đến bái ạh. Bữa tôi hôm đó con cũng suýt ói mửa.”
Tôi và bố cùng bật cười.
Bố tôi tạm dừng. Rít một hơi thuốc lá nữa.
BẮT ĐẦU RỒI ĐÂY!
"Hai con đã có một tình bạn đẹp chứ?"
Ôi điều này đã đi xa hơn bất cứ những gì tôi dự đoán.
"Vâng," tôi trả lời.
Tôi cố để tiếng "vâng" của mình treo lơ lửng giữa bầu không khí này.
Tôi chỉ hy vọng ông ấy đã không nhận ra trong giọng nói tôi có sự khó chịu nhẹ nhàng, một chút lảng tránh, và có vẻ mệt mỏi; đại khái tiếng Vâng của tôi có nghĩa đầy đủ là “Vâng, thế thì sao ạh?”.
Tôi cũng hy vọng rằng bố tôi, với việc không nhận ra cái ý “Vâng, thế thì sao ạh?” chưa nói ra thành lời của tôi, sẽ lại tiếp tục dạy bảo tôi những điều ông vẫn thường nói, kiểu như con đừng quá thô lỗ hoặc thờ ơ hoặc quá xét nét người khác vì mọi người đều có lý do nào đó để xem con là bạn của họ.
Sau đó, bố tôi có thể sẽ tiếp tục với một loạt câu ông thường nói, kiểu như “tình bạn thân là hiếm có lắm con ạh. Ngay cả nếu đôi khi con người ta khó chịu với nhau, nhưng rồi sau một thời gian, nó vẫn là một thứ có ý nghĩa nhất. Mỗi người đều có một cái gì đó tốt để chia sẻ cho nhau.”
“Không ai là hòn đảo biệt lập cả, không thể tự tách mình khỏi những người khác, mọi người cần có nhau”. Blah, blah, blah. Đại khái như thế. Tôi đã hy vọng bố tôi sẽ nói như thế, như thông thường.
NHƯNG TÔI ĐÃ ĐOÁN SAI.
"Con quá thông minh nên không biết rằng tình bạn hai con có được là hiếm có và đặc biệt như thế nào đâu!"
"Oliver là Oliver," tôi nói, như thể muốn kết luận chuyện này.
"Parce que c’était lui, parce que c’était moi (= Vì đó là anh ấy, và vì đó là tôi)”, bố tôi nói thêm bằng cách trích dẫn câu nói hay nhất của của văn hào Montaigne về tình bạn của ông với Etienne de la Boétie. [Đây là hai văn hào nổi tiếng của Pháp thời Phục hưng thế kỷ 16].
Tôi thì nghĩ về những lời của Emily Brontë bởi thấy có vẻ hợp hơn: "anh ấy là tôi hơn cả chính bản thân tôi." [Emily Brontë là một nữ văn sĩ người Anh thế kỷ 19].
"Anh Oliver có thể rất thông minh _" tôi bắt đầu nói.
Một lần nữa, có một sự tăng ngữ điệu vô nghĩa trong câu nói của tôi như thế tôi đã kèm theo một từ “NHƯNG” quái quỉ phía sau câu nói đó – cái từ ấy như đang treo vô hình giữa tôi và bố.
Tôi đang cố bất cứ điều gì để bố tôi không dẫn dắt tôi đi xa hơn nữa theo hướng này.
"Thông minh àh? Cậu ấy còn hơn cả thông minh. Trong tất cả những gì giữa hai con đang có, không có gì liên quan gì đến trí thông minh cả. Cậu ấy rất tốt, và cả hai đều may mắn khi tìm được nhau, bởi vì con cũng rất tốt. "
Trước đây bố tôi chưa bao giờ nói về lòng tốt theo cách này. Nó khiến tôi từ bỏ ý định cố thủ.
"Con nghĩ anh ấy tốt hơn con, Papa."
"Bố chắc chắn cậu ấy cũng nói về con như vậy, cả hai con đều tâng bốc nhau mà."
Ông sắp gạt điếu thuốc, và trong lúc nghiêng người về phía cái gạt tàn thuốc, ông vươn sát và chạm vào tay tôi.
"Những gì đang ở phía trước sẽ rất khó khăn đấy con."
Ông bắt đầu nói, thay đổi ngữ điệu.
Giọng nói của ông như ngầm bảo tôi rằng: “Chúng ta không cần phải nói về điều đó, nhưng chúng ta không nên giả vờ như là không biết bố đang nói về cái gì nhé!.”
*******
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét