12.3.20

Tiểu thuyết "Tìm em" (Find me) | André Aciman | Tempo 07

“Hãy kể với tôi về bố của cô đi”, tôi đã nói.

“Bố tôi ưh? Ông ấy không được khỏe cho lắm, chúng tôi sắp phải xa ông ấy rồi.” Rồi cô ngắt lời: “Ông vẫn tính phí tư vấn theo giờ đó chứ?”




“Như tôi đã nói, chuyện tâm sự trở nên dễ dàng hơn giữa những người xa lạ mà sẽ không bao giờ gặp lại.”

"Ông nghĩ vậy sao?"

“Gì cơ, tâm sự trên một chuyến tàu hả?”, tôi hỏi lại.

“Không, chuyện chúng ta sẽ không bao giờ gặp lại?”

“Thế có cơ hội gặp lại sao?”

"Có đó, rất có thể."

Chúng tôi trao nhau nụ cười.

“Thế thì, hãy tiếp tục nói về bố cô đi.”




“Tôi đã nghĩ về điều này. Tình yêu của tôi dành cho ông ấy đã thay đổi. Nó không còn là một sự yêu thương tự phát, mà là một sự yêu thương được ấp ủ, được cẩn trọng – tình yêu của một người săn sóc. Thực sự là không có gì to tát lắm.

Tuy nhiên, chúng tôi rất cởi mở với nhau, và tôi không xấu hổ khi nói với ông ấy bất cứ chuyện gì. Mẹ tôi đã mất cách đây gần hai thập kỷ, và kể từ đó, chỉ còn tôi và bố. Ông ấy cũng có bạn gái một thời gian, nhưng giờ ông ấy sống một mình. Có ai đó đến để chăm sóc ông ấy, nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp và sắp xếp mọi thứ. Hôm nay là sinh nhật thứ bảy mươi sáu của ông. “

“Do đó, chiếc bánh”, cô nói, chỉ vào cái hộp vuông màu trắng nằm trên cùng trên chiếc gá hành lý. Cô ấy có vẻ xấu hổ vì điều đó, đó có thể là lý do tại sao cô ấy khẽ cười khúc khích khi chỉ tay vào chiếc hộp. 

“Ông ấy có nói là đã mời hai người bạn đến ăn trưa, nhưng ông ấy vẫn chưa nghe thấy gì từ phía họ, và tôi đoán là họ chắc sẽ không đến, những ngày này thì chả ai làm điều đó cả. Anh chị em họ tôi cũng không. Ông ấy thích những chiếc bánh từ một cửa hàng cũ không xa nơi tôi sống ở Florence. Nó nhắc ông nhớ về những ngày tươi đẹp hơn khi ông từng dạy học ở đó. Tất nhiên, thực ra ông ấy chả có kỷ niệm nào ngọt ngào, nhưng …”

Cô ấy không cần phải hoàn thành câu nói.

Sự im lặng giữa chúng tôi kéo dài một lúc. Một lần nữa tôi làm một động tác để lấy cuốn sách của mình, tin chắc rằng lần này chúng tôi đã nói xong câu chuyện. Một lát sau, khi cuốn sách của tôi vẫn còn  mở, tôi bắt đầu nhìn ra khung cảnh của vùng Tuscan đang lướt qua và tâm trí tôi bắt đầu trôi dạt. Một ý nghĩ mơ hồ và hoang mang về cách cô ấy đã thay đổi chỗ ngồi và giờ đang ngồi cạnh tôi bắt đầu định hình trong tâm trí. Tôi biết mình vừa ngủ gật.

“Ông không đọc sách,” cô ấy nói, sau đó, nhận thấy mình có thể làm phiền tôi, nên cô ấy liền nói thêm, “Tôi cũng không thể đọc.”

“Mệt mỏi vì đọc sách,” tôi nói, “Chẳng thể tập trung.”

“Cuốn sách có thú vị không?” cuối cùng cô ấy hỏi, nhìn vào bìa cuốn sách của tôi. 

"Không tệ. Đọc lại Dostoyevsky (1) sau nhiều năm có thể là một chút thất vọng.”

"Sao vậy?"

“Cô có đọc Dostoyevsky không?”

"Có. Tôi hâm mộ ông ấy khi tôi mười lăm tuổi.”




“Tôi cũng vậy. Tầm nhìn về cuộc sống của ông ấy là một thứ mà một thanh niên mới lớn có thể nắm bắt ngay lập tức: sự dằn vặt, những mâu thuẫn nội tại, và rất nhiều những thứ như mật ngọt, nọc độc, sự hổ thẹn, tình yêu thương, thương hại, đau khổ và cay cú, và những nghĩa cử của lòng bao dung và đức hy sinh -  tất cả những thứ đó xô đẩy, đạp phá nhau. Đối với tôi hồi là thanh niên, thì Dostoyevsky là như là cánh cửa bước vào thế giới tâm lý học phức tạp. Tôi đã nghĩ rằng mình là một người hoàn toàn lung lạc, nhưng tất cả các nhân vật của ông ấy đều lung lạc không kém. 

Tôi cảm thấy như ta học được về sự trang điểm lem luốt trong tâm lý con người từ Dostoyevsky nhiều hơn là từ Freud (2), hoặc bất kỳ bác sĩ tâm thần nào chuyên về vấn đề đó.”

Cô ấy im lặng.

____________


(1) Fyodor Dostoyevsky:  là đại văn hào Nga thế kỷ 18 với những tác phẩm tâm lý nổi tiếng như Chàng ngốc, Nhật ký viết dưới hầm, Những đêm trắng, Tội ác và Trừng phạt ...
(2) Sigmund Freud: nguyên là một bác sĩ tâm lý và nhà thần kinh học người Áo thế kỷ 19, ông được xem là người đặt nền móng cho học thuyết phân tâm học.

*******
MỤC LỤC "FIND ME"
(Call me by your name Phần 2)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

SPONSORS