16.3.20

Tiểu thuyết "Tìm em" (Find me) | André Aciman | Tempo 08

“Chắc tôi phải đi gặp bác sĩ tâm lý mất”, cuối cùng cô ấy nói, với sự phản kháng gần như rõ nét trong giọng nói.

Có phải tôi lại một lần nữa làm mếch lòng cô ấy?

“Chắc tôi cũng phải đi gặp bác sĩ tâm lý”, tôi nói một cách phấn khởi, có lẽ để lấy lại những gì có vẻ hơi vô ý trong câu nói trước của tôi.



Chúng tôi nhìn chằm chằm vào nhau. Tôi thích nụ cười ấm áp và tin tưởng của cô ấy; nó toát lên một cái gì đó yếu đuối và chân thật, thậm chí có thể dễ bị tổn thương. Không có gì ngạc nhiên khi những người đàn ông trong cuộc đời cô bị dính chặt vào cô. Họ biết họ sắp mất những gì ngay khi cô ngoảnh mặt đi. 

Rồi bạn thấy cái nụ cười, sự ể oải khi cô ấy hỏi những câu hỏi chạm trái tim, trong khi nhìn chằm chằm đôi mắt màu xanh lá không bao giờ biết buông tha đó. Rồi bạn thấy cái khát khao được gần gũi trỗi dậy khi ánh mắt của cô ấy nhìn vào bạn, và bạn biết cuộc đời mình rồi sẽ không còn như xưa nữa. 





Cô ấy đang làm điều đó ngay bây giờ. Cô ấy muốn làm cho cái khao khát gần gũi nó xảy đến, nó tuôn chảy dễ dàng, như thể bạn luôn luôn có cái mong muốn đó trong mình, và khao khát chia sẻ nó nhưng bạn chợt nhận ra bạn không bao giờ tìm thấy nó trong chính mình trừ khi bạn ở bên cô ấy. Tôi muốn ôm cô ấy, chạm vào tay cô ấy, thả ngón tay trôi dọc trên trán cô ấy.


“Thế thì tại sao phải tìm bác sỹ tâm lý nhỉ?”. Cô ấy hỏi, như thể cô ấy đã suy nghĩ về ý tưởng đó và thấy nó hoàn toàn hoang mang. “Nếu tôi có thể hỏi”, cô ấy nói thêm, mỉm cười khi nhại lại lời tôi nói. Rõ ràng là cô ấy chưa từng sử dụng một cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn, bẩm sinh hơn khi nói chuyện với một người lạ. 

Tôi bèn hỏi tại sao cô ấy lại ngạc nhiên khi nghe tôi đi gặp bác sĩ tâm lý.

“Vì trông ông điềm tĩnh, viên mãn”.

"Khó nói. Có lẽ bởi vì những khoảng trống của tuổi mới lớn khi tôi đọc Dostoyevsky không bao giờ được lấp đầy. Tôi đã từng tin rằng những khoảng trống đó sẽ được lấp đầy vào một lúc nào đó; bây giờ tôi không chắc chúng đã từng được lấp đầy hay không. Tuy nhiên, tôi muốn tìm hiểu. Một số người trong chúng ta không bao giờ tiến lên được cấp độ cao hơn. Chúng ta đã mất dấu vết về nơi chúng ta đã đi và kết quả là quay lại nơi chúng ta bắt đầu.

“Thế nên đó là lý do tại sao ông đọc lại Dostoyevsky?”





Tôi mỉm cười trước sự linh hoạt của câu hỏi. “Có lẽ bởi vì tôi luôn cố gắng tìm lại những dấu chân của tôi ngày xưa, cái lúc mà tôi đáng lẽ tôi phải nhảy lên chiếc phà đi đến cái bến đỗ cuộc đời, nhưng cuối cùng lại đi nhầm vào một bến khác, và với sự may mắn của tôi, đã lên nhầm cả phà. Nó như câu chuyện của một ông già lú lẫn, cô biết đấy.”

“Trông ông không có giống người đi nhầm phà đâu. Đúng không?"

Có phải cô ấy đang trêu chọc tôi?

“Tôi đã nghĩ đến điều này khi tôi lên tàu ở Genoa sáng nay, bởi vì tôi nhận ra rằng có lẽ đã có một hoặc hai chiếc phà mà tôi đã nên bẻ lái, nhưng đã không bao giờ làm như vậy.”
“Tại sao ông đã không làm thế?”

Tôi lắc đầu rồi nhún vai gợi ý tôi không biết tại sao hoặc đơn giản là không muốn nói.

“Đây là những tình huống tồi tệ một cách tuyệt đối: những điều có thể xảy ra nhưng chưa bao giờ xảy ra và nó vẫn có thể xảy ra mặc dù chúng ta đã từ bỏ hy vọng về điều đó.”

Tôi nhìn cô ấy với đôi mắt hoàn toàn bối rối. “Cô đã từng học cách suy nghĩ kiểu thế từ đâu vậy?”

"Tôi đọc rất nhiều." Sau đó, với một cái nhìn đầy tin tưởng: “Tôi thích nói chuyện với cô”. Cô ấy dừng lại một lát. “Thế, cuộc hôn nhân của ông là lên nhầm chuyến phà?”

Người phụ nữ này thật xuất sắc. Và cô ấy thật đẹp. Và cô ấy suy nghĩ theo những con đường uốn khúc, lắt léo giống như cách tôi thỉnh thoảng vẫn đi.

“Ban đầu, nó không vậy”, tôi đã trả lời, “hoặc ít nhất là tôi đã muốn nhìn nhận nó như vậy. Nhưng sau khi con trai chúng tôi rời nhà để đến Hoa Kỳ, giữa hai vợ chồng chúng tôi chẳng còn gì, đến nỗi có cảm giác như cả thời thơ ấu của thằng bé chẳng khác gì một màn diễn chuẩn bị cho cuộc chia ly không thể tránh khỏi của chúng tôi.





Chúng tôi hầu như không trò chuyện và khi chúng tôi cất tiếng, có vẻ như chúng tôi hiếm khi nói cùng một ngôn ngữ. Chúng tôi đặc biệt thân mật và gần gũi nhau, nhưng ngay cả khi ở cùng phòng, chúng tôi mỗi người vẫn cảm thấy rất cô đơn. Chúng tôi ngồi cùng một bàn, nhưng không ăn cùng nhau, ngủ chung giường nhưng không ngủ cùng nhau, xem cùng một chương trình, đi đến cùng một thành phố, có cùng một người hướng dẫn yoga, bật cười trước cùng những câu chuyện vui nhưng không bao giờ là cùng nhau, và ngồi cạnh nhau tại các rạp chiếu phim đông đúc, nhưng không bao giờ cọ xát khuỷu tay nhau.

Đã có lúc tôi phát hiện ra hai người yêu nhau hôn nhau trên phố hay thậm chí là ôm nhau và tôi không thể biết tại sao họ lại hôn nhau. Chúng tôi cô độc khi ở bên nhau cho đến một ngày, một trong hai chúng tôi đã đập vỡ cái đĩa màu đỏ.”


*******
MỤC LỤC "FIND ME"
(Call me by your name Phần 2)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

SPONSORS