19.3.20

Tiểu thuyết "Tìm em" (Find me) | André Aciman | Tempo 09

“Cái đĩa mà đỏ ưh?”

“Xin lỗi, một biểu tượng trong tác phẩm của Edith Wharton. Cô ấy đã bỏ tôi để đến với người bạn thân nhất của tôi và hiện vẫn là bạn. Điều trớ trêu là tôi đã không thấy tiếc nuối chút nào, cô ấy đã tìm thấy ai đó cho mình.”

“Có lẽ vì nó cũng giải thoát cho ông để tìm người khác.”



“Tôi không bao giờ làm thế. Chúng tôi vẫn là những người bạn tốt và tôi biết cô ấy lo lắng cho tôi.”

“Cô ấy có nên vậy không?”

"Không. Thế tại sao là bác sĩ tâm lý nhỉ?” Tôi hỏi, háo hức đổi chủ đề.

"Tôi ư? Sự cô đơn. Tôi không thể chịu đựng nổi nên tôi cứ tìm giây phút được ở một mình. Hãy nhìn tôi đây, một mình trên một chuyến tàu, rất vui khi được cầm cuốn sách của mình trên tay, tránh xa người đàn ông mà tôi sẽ chẳng bao giờ yêu, nhưng tôi lại muốn nói chuyện với một người xa lạ hơn. Không có ý xúc phạm ông, tôi hy vọng thế.”

Tôi mỉm cười đáp lại: “Không hề.”.






“Dạo này tôi có xu hướng nói chuyện với tất cả mọi người, tôi bắt đầu trò chuyện với người đưa thư chỉ để có ai đó trò chuyện, nhưng tôi không bao giờ nói cho bạn trai là tôi cảm thấy thế nào, tôi đọc gì, tôi muốn gì, tôi ghét gì. Mà có nói, thì anh ta sẽ nghe, nhưng chả hiểu gì. Anh ta không có khiếu hài hước. Tôi cần phải giải thích chi li từng ngữ nghĩa cho anh ta.”

Chúng tôi tiếp tục trò chuyện cho đến khi người soát vé đến lấy vé của chúng tôi. Anh ta nhìn con chó, phàn nàn rằng con chó không được phép trên tàu trừ khi có chuồng cho nó.

“Thế tôi phải làm gì đây?” Cô ấy cáu kỉnh quay lại. “Giờ ném nó xuống tàu hả? Và giả vờ là tôi mù sao? Hay là tôi phải xuống tàu và bỏ lỡ bữa tiệc sinh nhật lần thứ bảy mươi sáu của bố tôi – mà thực sự là chả phải tiệc tùng gì vì đó là cái sinh nhật cuối của ông ấy, ông ấy sắp qua đời rồi? Nói tôi nghe đi."

Người soát vé chúc cô ấy một ngày tốt lành.

“Voi Anche a Lei” [Chúc anh cũng thế], cô ấy lẩm bẩm. Sau đó, quay sang con chó của mình:

“Cún đừng có để người ta chú ý vào mày nhé!”






Rồi điện thoại của tôi reo lên. Tôi bị thôi thúc phải đứng dậy và trả lời cuộc gọi ở chỗ trống giữa hai toa tàu, nhưng tôi quyết định ngồi lại. Con chó, bị khuấy động bởi tiếng chuông điện thoại, bây giờ đang nhìn chằm chằm vào tôi với đôi mắt há hốc, khó hiểu như muốn nói, “Giờ ông cũng bận điện thoại nữa hả?”

“Con trai tôi gọi”, tôi nói với cô gái đồng hành. Cô ấy mỉm cười với tôi và sau đó, không cần hỏi, đã tận dụng sự gián đoạn đột ngột để ra dấu là cô ấy sắp đi vào phòng tắm. Cô ấy đưa cho tôi dây xích giữ con cún và thì thầm, “Nó sẽ không gây phiền phức gì đâu.”

Tôi nhìn cô ấy khi cô ấy đứng dậy và lần đầu tiên, tôi nhận ra rằng cái vẻ bụi bặm của cô ấy nó không tuềnh toàng như lúc đầu tôi nghĩ, và rằng cô ấy, khi cô ấy đứng lên, trông hấp dẫn hơn nhiều. Tôi đã nhận thấy điều này sớm hơn rồi nhưng đã cố gắng gạt suy nghĩ đó đi? Hay tôi đã thực sự bị mù nhỉ?

Nó sẽ làm tôi rất hài lòng khi cái kết là con trai tôi sẽ nhìn thấy tôi bước xuống tàu có cô ấy đi cùng. Tôi biết là hai bố con chúng tôi sẽ nói về cô ấy trên đường đến Armando. Tôi thậm chí có thể thấy trước cách thằng bé bắt đầu cuộc trò chuyện giữa hai bố con: “Thế bố hãy kể cho con về cái cô giống người mẫu mà bố trò chuyện tại Termini đi.”

Nhưng ngay khi tôi đang mơ mộng về phản ứng của thằng bé, thì cuộc gọi điện thoại đã thay đổi mọi thứ.

Nó đã gọi điện để báo rằng nó sẽ không thể gặp tôi cả ngày hôm đó. Tôi thở hổn hển “Tại sao?”. Nó sẽ phải thay vai một nghệ sĩ dương cầm bị ốm bất ngờ mà anh ta lại có một buổi biểu diễn ở Napoli cùng ngày.

“Khi nào cậu ấy sẽ trở lại biễu diễn?”

“Ngày mai bố ạ”, thằng bé nói. Tôi thích nghe cái giọng nói của nó.

“Cậu nhạc sĩ kia chơi nhạc gì?”

“Mozart, tất cả Mozart.”






Trong khi đó, cô gái đồng hành của tôi đã trở lại từ phòng tắm và lặng lẽ ngồi lại chỗ đối diện với tôi, nghiêng người về phía trước, điều đó báo hiệu cô ấy có ý định tiếp tục nói sau khi tôi cúp máy.

Tôi nhìn chằm chằm vào cô ấy mãnh liệt hơn bao giờ hết kể từ khi bắt đầu hành trình trên con tàu này, một phần vì tôi bận rộn với thằng bé trên điện thoại, điều đó khiến tôi liếc mắt một cách mơ hồ, vô cảm, miên man, nhưng cũng vì nó cho phép tôi tiếp tục nhìn chằm chằm vào đôi mắt của cô ấy. Cái đôi mắt vốn quen nhìn chằm chằm vào người khác và được nhìn chằm chằm trở lại.

Đôi mắt ấy có lẽ không bao giờ đoán được rằng nếu tôi tìm thấy sự can đảm để phản hồi cái ánh mắt mãnh liệt như lúc đó thì đó cũng là vì, khi nhìn chằm chằm, tôi bắt đầu nuôi dưỡng sự tưởng tượng rằng trong mắt cô ấy, tôi cũng đẹp như vậy.

Chắc chắn đó là sự hoang tưởng của một ông già như tôi.

*******
MỤC LỤC "FIND ME"
(Call me by your name Phần 2)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

SPONSORS