"Không, tôi có đỏ mặt đâu."
Anh ấy biểu lộ một cái nhìn có vẻ thích thú, hoài nghi từ bên kia bàn.
"Cậu có chắc không?"
Tôi suy nghĩ vài giây rồi bỏ cuộc. “Tôi đoán là tôi đỏ mặt, phải không?”
Tôi còn trẻ để ghét việc người ta đọc được tâm trí mình quá dễ dàng, đặc biệt là trong một khoảng im lặng khó xử với một người gần gấp đôi tuổi tôi, nhưng tôi cũng đã đủ lớn để chào đón cái việc đỏ mặt của mình – nó giúp biểu đạt cái điều gì đó mà tôi không muốn tiết lộ. Rồi tôi nhìn anh ấy.
“Anh cũng đỏ mặt kìa”, tôi nói.
"Tôi biết."
HAI GIỜ TRƯỚC ĐÓ.
Tôi đã gặp anh ấy trong giờ giải lao tại một buổi hòa nhạc thính phòng tại Nhà thờ Sainte U. trên bờ Right Bank. Đó là một ngày chủ nhật đầu tháng 11, không lạnh lẽo, cũng không ấm áp, chỉ là một buổi tối u ám thông thường của một mùa thu đến sớm, báo trước những tháng mùa đông đằng đẵng phía trước.
Nhiều khán giả đã ngồi trong nhà thờ và đeo găng tay; những người khác đã cởi áo khoác của họ. Tuy nhiên, bất chấp sự lạnh lẽo, vẫn có thứ gì đó âm ỉ trong bầu không khí, khi mọi người lặng lẽ đi xuống những hàng ghế, rõ ràng là đang dự đoán màn biểu diễn âm nhạc kế tiếp. Đó là lần đầu tiên tôi đi nghe nhạc bên trong nhà thờ này và tôi đã chọn một chỗ ngồi ở phía sau, phòng khi màn biểu diễn không hợp gu, tôi có thể rời đi mà không làm phiền ai.
Tôi tò mò muốn nghe những gì có thể là màn trình diễn cuối cùng của Bộ tứ Florian. Thành viên trẻ nhất trong ban nhạc chắc ở độ tuổi bảy mươi. Họ chơi thường xuyên trong nhà thờ đó, nhưng tôi chưa bao giờ nghe họ biểu diễn trực tiếp trước đây và chỉ biết họ từ những bản nhạc ghi âm hiếm hoi và một vài buổi biểu diễn đăng trên web. Họ vừa mới chơi xong một bộ tứ Haydn và sau khi tạm dừng sẽ chơi bản C-sharp Minor của Beethoven.
Không giống như những buổi biểu diễn khác trong nhà thờ, chỉ có khoảng bốn mươi người tham dự buổi tối Chủ nhật hôm đó. Tôi là một người đến muộn và đã mua vé tại một nữ tu ngồi ở một cái bàn nhỏ cạnh lối vào. Hầu như những khán giả khác đã nhận được vé của họ qua thư, họ cầm những phiếu mua hàng khổ to, mở gấp sẵn, trong khi một nữ tu cao tuổi, khom người tỉ mỉ ghi lại tên đầy đủ của tất cả mọi người bằng một cây bút máy màu xanh lá cây đã cũ. Bà ấy ít nhất đã tám mươi tuổi và có lẽ đã làm công việc này từ lâu, cũng với cùng cây bút đó và với kiểu viết chữ cổ điển và đầy run rẩy đó.
Số mã vạch nhỏ trên các phiếu mua hàng có thể phản ánh nỗ lực của nhà thờ để đem đến một hình ảnh trẻ trung hơn cho những giáo dân mới của họ, nhưng vị nữ tu già nua đã gặp khó khăn trong việc dò tìm các mã vạch trước khi đóng dấu lên từng phiếu. Không ai bàn luận gì về tốc độ chậm chạp của bà ấy, nhưng có một vài nụ cười thông cảm giữa những người đang chờ đến lượt được đóng dấu trên tờ phiếu.
Trong giờ giải lao, tôi đang xếp hàng chờ đợi bên lối vào để nhận món rượu táo nghiền, được cũng nữ tu đó phân phát một cách cẩn thận vào những chiếc cốc nhựa bằng một cái muôi mà bà ấy hầu như không thể nhấc lên nổi khi nó đầy. Mọi người đã quyên góp nhiều hơn 1 Euro, theo nội dung được viết trên một tờ giấy gắn trên bảng thông báo bên cạnh thùng rượu táo lớn. Tôi chưa bao giờ là một fan hâm mộ của món rượu táo nghiền, nhưng mọi người khác dường như thích món đó, vì vậy tôi đứng đó và khi đến lượt mình, tôi đặt 5 Euro vào bát của bà ấy. Bà ấy cảm ơn tôi rối rít. Vị nữ tu già thật là sắc sảo. Bà ấy có thể nói chính xác rằng đây là lần đầu tiên tôi đến nhà thờ này và hỏi tôi có thích nhạc Haydn không. Tôi thốt lên một cách nhiệt tình “Có, có”.
Anh ấy đã đứng trước mặt tôi và sau khi tôi trả tiền cho món rượu táo, anh ấy chỉ đơn giản quay lại và hỏi, “Tại sao một người rất trẻ lại đi quan tâm đến Bộ tứ Florian nhỉ? Chúng xưa lắm rồi”.
Sau đó, có lẽ nhận ra rằng câu hỏi của anh ấy đã rơi vào hư không, anh ấy bèn nói thêm “Cây violon thứ hai chắc phải ở độ tuổi tám mươi rồi. Những người khác chắc cũng không trẻ hơn mấy”.
Anh ấy cao, mảnh khảnh, thanh lịch một cách hài hòa với nhau, với một bờm tóc màu xám viền quanh cổ áo blazer xanh.
“Tôi quan tâm đến nhạc sĩ chơi cello và tôi đoán rằng, theo tin đồn, họ sẽ đi lưu diễn vào cuối năm nay trước khi giải tán ban nhạc, không còn duyên để xem họ trong tương lai. Nên tôi đến đây”.
“Một người ở độ tuổi của cậu không có việc gì hay ho hơn để làm sao?”
“Một người ở tuổi tôi của tôi hả?”. Tôi hỏi, với sự ngạc nhiên và châm chọc trong giọng điệu.
Một khoảnh khắc im lặng, lúng túng treo lơ lửng giữa hai chúng tôi. Anh ta nhún vai, có lẽ là cách xin lỗi mà không cần phải nói gì, và dường như sắp quay người và đi đến khu vực bên cạnh hai cánh cửa nơi mọi người đang hút thuốc, những người khác trò chuyện và duỗi tay duỗi chân.
“Trong nhà thờ, cái bàn chân lúc nào cũng lạnh.”, anh ta nói khi quay người và đi ra cửa.
Đó là một câu nói đóng sầm cuộc trò chuyện.
*********
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét