Sau đó nhận ra tôi có thể đã hắt
hủi người ta bằng giọng điệu của câu nói, tôi bèn hỏi, “Anh có phải là fan hâm
mộ của ban nhạc Florian không?”.
“Không hẳn là thích. Tôi thậm
chí không phải là một fan hâm mộ của nhạc thính phòng. Nhưng tôi biết khá nhiều
về họ vì cha tôi yêu thích nhạc cổ điển và đã tài trợ cho các buổi hòa nhạc của
họ trong nhà thờ này, và bây giờ tôi cũng làm điều tương tự, mặc dù thật lòng
tôi lại thích nhạc jazz. Nhưng tôi đến đây vì tôi thường đi với bố tôi vào các
buổi tối Chủ nhật khi tôi còn nhỏ, và giờ tôi cứ vài tuần lại đến đây để ngồi
nghe, và có lẽ để tưởng tượng ông ấy như đang còn bên tôi. Tôi không chắc tất cả
những điều này có vẻ là một lý do khá ngớ ngẩn để ngồi đây và lắng nghe họ chơi
nhạc.”
Bố anh đã chơi loại nhạc cụ nào, tôi hỏi.
“Đàn piano.”
“Bố tôi không bao giờ chơi nhạc
ở nhà. Nhưng vào cuối tuần, khi chúng tôi còn ở miền quê, ông ấy thường đi qua
cánh bên kia của ngôi nhà vào đêm khuya, và từ phòng ngủ của tôi trên lầu, tôi
nghe thấy tiếng đàn piano như thể nó được chơi bởi một kẻ côi cút đầy giận hờn
– rồi tiếng nhạc dừng lại khi ông ấy nghe thấy tiếng bước chân của ai đó ọp ẹp
trên sàn nhà.
Ông ấy không bao giờ nói về việc
mình chơi nhạc vào đêm khuya, mẹ tôi cũng không bao giờ lôi chuyện đó ra, và điều
tốt nhất mà tôi có thể làm vào buổi sáng hôm sau là nói rằng tôi lại mơ thấy
cây đàn piano nó tự chơi trong đêm.
Tôi nghĩ ông ấy ước mơ tiếp tục làm một nghệ sĩ piano chuyên nghiệp, cũng như tôi chắc chắn rằng ông ấy ước gì tôi phát triển tình yêu dành cho âm nhạc cổ điển. Ông ấy là kiểu người ít khi ép buộc quan điểm của mình lên người khác, và rất ít khi trò chuyện với những người hoàn toàn xa lạ - chẳng giống con trai ông ta chút nào, vì tôi chắc chắn rằng cậu đã nhận ra điều đó.”
Anh ấy cười khúc khích.
“Ông ấy rất khéo léo khi đề nghị
tôi cùng đi nghe nhạc vào Chủ nhật như những buổi hòa nhạc này, và có lẽ đã đành
phải chịu đi một mình. Nhưng mẹ tôi lại không muốn ông ấy ra ngoài một mình vào
ban đêm, vì vậy bà ấy đã yêu cầu tôi đi cùng. Cuối cùng nó đã trở thành một
thói quen. Sau buổi hòa nhạc, ông ấy thường mua cho tôi một chiếc bánh ngọt.
Chúng tôi ngồi cùng nhau tại một địa điểm gần đó, và khi tôi lớn hơn một chút,
chúng tôi sẽ đi ra ngoài và ăn tối. Nhưng ông ấy không bao giờ nói gì về thời
gian ông còn làm nghệ sĩ piano, và bên cạnh đó, trong những năm đó tâm trí của
tôi đặt hoàn toàn ở một nơi nào khác.
Buổi tối Chủ nhật luôn được
dành cho bài tập về nhà vào phút cuối, vì vậy đi nghe nhạc với ông ấy có nghĩa
là tôi phải thức khuya để làm cái việc mà tôi có thể hoàn thành sớm hơn nhiều.
Nhưng tôi rất vui khi được ở bên ông ấy, nhiều hơn cả tôi thích âm nhạc, và như
cậu thấy, tôi vẫn bị ràng buộc bởi cái thói quen đó. Tôi đã nói quá nhiều, phải
không?”.
"Anh có chơi nhạc gì không?", tôi hỏi, để cho anh ấy biết rằng tôi không bận tâm về việc anh ấy nói nhiều.
“Không hằn. Tôi theo nghiệp ông
nội tôi. Ông ấy là một luật sư, rồi bố tôi là luật sư, và tôi trở thành luật
sư. Cả bố tôi và tôi đều không muốn trở thành luật sư … nhưng cuộc sống mà!”. Anh
ấy mỉm cười đăm chiêu.
Đó là lần thứ hai anh ấy cười và nhún vai. Một nụ cười rộng mở, đáng yêu và sự xuất hiện bất ngờ của nó khiến bạn mất cảnh giác, nhưng với sự mỉa mai nhấn mạnh vào từ “cuộc sống mà”, tôi thấy có rất ít điều hân hoan chứa trong đó.
“Thế cậu có thể chơi loại nhạc
cụ nào?”, anh ấy hỏi, đột nhiên quay sang tôi. Tôi đã không muốn cuộc trò chuyện
của chúng tôi kết thúc và thật ngạc nhiên khi nhận ra anh ấy cũng không muốn
như vậy.
“Piano”, tôi trả lời.
“Nghề chính hay chơi vui vậy?”
"Nghề chính. Tôi hi vọng vậy."
Anh dường như suy nghĩ một lúc.
“Đừng từ bỏ nhé, chàng trai, đừng”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét