3.4.20

Tiểu thuyết "Tìm em" (Find me) | André Aciman | Cadenza 004

Cuối cùng không phải vậy, anh ấy đề nghị chúng tôi đi nhắm chút gì đó tại một quán rượu nhỏ không quá xa bên kia cây cầu. Tôi nói với anh ấy tôi đã khóa chiếc xe đạp gấp của tôi gần đó. Anh ấy có phiền nếu tôi mở khóa và dắt nó theo? Không sao cả. Lúc đó là khoảng mười giờ tối chủ nhật và đường phố hầu như vắng tanh.

 


cậu là khách của tôi nhé”, anh ấy nói thêm, để trấn an tôi rằng tiền rượu không là vấn đề đáng lo ngại. Tôi  đồng ý. Tôi thích đi bộ, đặc biệt là khi trời đã mưa trong suốt buổi hòa nhạc và những viên đá cuội lấp lánh dưới ánh đèn đường.

 

Giống như một bức ảnh của Brassaï[1] nhỉ”, tôi nói. Có, ưh, thế không phải sao?”, rồi anh nói tiếp “Và ngoài chơi piano thì cậu còn làm gì?”.

 

Tôi nhận thấy rằng anh ấy có xu hướng bắt đầu một số câu với từ , có lẽ để làm dịu đi sự chuyển đổi, sự đứt mạch đột ngột và lỏng lẻo giữa các chủ đề không liên quan gì đến nhau, đặc biệt là khi hướng đến một cái gì đó thăm dò hơn, riêng tư hơn.

 

Tôi nói với anh ấy tôi giảng dạy ở nhạc viện. “Cậu có thích dạy không?”.  Rất thích”. Sau đó tôi nói rằng mỗi tuần một lần tôi cũng chơi đàn miễn phí chỉ vì giải trí tại một quán bar piano trong một khách sạn sang trọng. Anh ấy đã không hỏi tên của khách sạn. Đó là một chiến thuật, tôi nghĩ, hoặc chỉ là cách anh ấy thể hiện rằng anh ấy không phải là người hứng thú hay quan tâm đến chuyện ấy.

 

Khi chúng tôi trên cây cầu, chúng tôi phát hiện ra hai nghệ sĩ người Brazil, một chàng trai và một cô gái, đang hát cho một nhóm đông người nghe, họ tập trung xung quanh hai người. Giọng chàng thanh niên cao vút, còn giọng cô gái thì khàn khàn. Họ cùng nhau hát rất hay.

 

Tôi dừng lại và đứng xem một lúc, một tay cầm càng lái cái xe đạp. Anh ấy cũng đứng đó, giữ đầu kia của càng lái, như thể anh ấy đang giúp tôi cân bằng cái xe vậy. Tôi có thể nói rằng anh ấy đang cảm thấy hơi khó xử. Khi các ca sĩ trẻ kết thúc bài hát của mình, mọi người trên cầu vỗ tay và cổ vũ, rồi hai người lại lập tức tung ra một bản song ca khác. Tôi muốn nghe một phần của bài hát thứ hai và nán lại, nhưng ngay sau khi họ bắt đầu hát, chúng tôi quyết định rời đi. Khi đã ở bờ bên kia của con sông, chúng tôi nghe thấy tiếng vỗ tay của đám đông khi các ca sĩ hát xong.

 

Anh ấy nhìn tôi ngoái lại, rồi anh cũng quay lại nhìn nam ca sĩ đặt cây đàn guitar xuống, trong khi cô ca sĩ bắt đầu đi vòng quanh đám đông, ngửa cái mũ lưỡi trai để xin tiền thưởng.

 

Anh ấy hỏi tôi có nhận ra bài hát đó không.  Tôi trả lời có.

 

“Thế anh có biết bài đó không?”, tôi hỏi. “Có lẽ, tôi nghĩ vậy. Nhưng tôi có thể nói rằng anh ấy không có ý kiến ​​gì, giống như anh ấy dường như không thoải mái cho lắm khi phải nghe nhạc Brazil được chơi trên một cây cầu, hay là bất kỳ đâu.

 

“Bài hát nói về một vài người đàn ông đi làm về và nói người tình ăn mặc đẹp vào để cùng anh ta ra ngoài và nhảy múa. Rồi con phố của họ bùng lên trong niềm vui, rồi cả thành phố vỡ òa trong niềm vui.

 

“Bài hát dễ thương”, anh ấy nói. Tôi muốn anh ấy dịu bớt căng thẳng nên bóp nhẹ vào vai anh vài giây.

 

Nhưng anh ấy đã hoàn toàn thoải mái khi mở cánh cửa  bước vào quán rượu anh chọn. Nơi này thực sự nhỏ, như anh ấy đã nói, nhưng nó trông rất phong cách. Lẽ ra tôi nên biết từ trước. Trên người anh, chiếc áo khoác Forestière màu hải quân, chiếc khăn quàng lớn có in chữ và đôi giày hiệu Corthay toàn là những món sành điệu.

 

Bữa ăn nhẹ của chúng tôi hóa ra là một bữa tối gồm ba món. Anh ấy gọi một ly Whisky mạch nha đơn, hiệu Caol Ila là loại rượu khoái khẩu, như anh ấy nói. Anh hỏi tôi có muốn một ly không. Tôi nói có nhưng trong lòng không biết  loại rượu mạch nha đơn là gì. Tôi có thể nói rằng anh ấy đã nhìn thấu điều này, có lẽ đã nhìn thấu nhiều điều khác nữa về tôi. Tôi thích cái cách đó của anh, nhưng nó cũng khiến tôi cảm thấy có chút không thoải mái.

 

Anh giải thích thực đơn. “Ở đây không có nhiều món thịt”, anh nói. “Nhưng hầm rượu của họ tuyệt ngon, và tôi thích cách họ nấu rau quả. Cá cũng rất ngon. Anh ấy gập lại cái thực đơn ngay sau khi mở nó ra được một lát.

 

“Tôi luôn gọi món tương tự, vì vậy tôi cũng không muốn xem thực đơn.” Anh đợi tôi chọn món tôi muốn. Tôi không thể quyết định. Sau đó, tôi nảy sinh một ý nghĩ hoàn toàn bốc đồng. “Anh chọn món cho tôi luôn đi”.

Tôi thích cái ý tưởng đó, và dường như anh ấy cũng thích nó. Dễ thực hiện thôi. Tôi sẽ gọi cho cậu  món quen của tôi nhé!”.  



[1] Brassaï (1899 – 1984) một nhiếp ảnh gia nổi tiếng tại Pháp thế kỷ 20, sinh ra tại Hungary. Ông cũng là một nhà điêu khắc, nhà văn và nhà làm phim có ảnh hưởng trên thế giới.


*********

MỤC LỤC "FIND ME" >>>

(Call me by your name Phần 2) 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

SPONSORS