19.9.20

Tiểu thuyết Find Me (Tìm Em) - Bản dịch - Cadenza 022

Tôi choàng tay qua vai anh. "Vì anh biết là em sẽ đến." “Anh không biết. Anh chỉ hy vọng. ”

 

Anh chỉ cho tôi một vòng quanh nhà, rồi dẫn tôi đến phòng khách lớn. Chúng tôi không chính xác bước vào trong mà đứng ở ngưỡng cửa như hai nhân vật chính nhìn chằm chằm vào khi Velázquez [1] đang vẽ chân dung hai vị vua của mình. Sàn gỗ không dấu vết thời gian trải quanh là những tấm thảm Ba Tư lớn được dát lên ánh vàng lấp lánh và rõ ràng là nó đã lên nước gỗ sau nhiều năm trời. Người ta có thể ngửi thấy mùi sáp đánh bóng.

_____

@ Bức tranh Rokeby Venus của Diego Velázquez


“Anh sẽ luôn nhớ,” Michel nói, “cái cảm giác cô đơn như thế nào vào mùa thu thời điểm bắt đầu mỗi năm học là lúc gia đình anh đến nghỉ cuối tuần ở đây. Những ngày đó giống như những ngày Chủ nhật mưa không bao giờ dứt, bắt đầu từ chín giờ sáng và không bao giờ ngừng cho đến khi mùa đông sang và chúng tôi sẽ lái xe trở lại Paris lúc 4 giờ với cái cảm giác kiệt quệ và sự im lặng bao trùm trong xe. Ba mẹ anh ghét nhau nhưng chưa bao giờ nói ra.





Điều duy nhất khuấy lên niềm vui — và điều đó còn mang tính giải tỏa hơn cả niềm vui — là buổi tối Chủ nhật khi chúng tôi mở khóa cửa bước vào căn hộ của mình trong thị trấn, bật hết cái đèn này đến cái đèn khác, cho đến khi cuộc sống dường như bắt nhịp trở lại với hứa hẹn về một buổi hòa nhạc, đó là khi cả thế giới của anh sống dậy khỏi sự chìm đắm của nó – được gọi là bài tập ở trường, được gọi là bữa tối, được gọi là Mẹ, được gọi là im lặng và cô đơn, và tệ nhất là cái tuổi dậy thì kéo dài tưởng như vô tận.

Anh mong sẽ không ai phải trải qua cái tuổi thơ hay thời niên thiếu của mình trong ngôi nhà này giống như anh. Cuộc sống giống anh lúc đó như cứ ngồi đợi ở một phòng khám và không bao giờ đến lượt anh bước vào”.





Anh ấy thấy tôi cười. “Tất cả những gì anh từng làm ở đây là bài tập về nhà và thủ dâm. Anh nghĩ rằng không có một căn phòng nào trong toàn bộ dinh thự này mà anh không mò vào để làm bài tập. "

 

"Và thủ dâm."

 

Câu nói làm cả hai chúng tôi cười.

 

Chúng tôi dùng bữa trưa đơn giản, gần như thanh đạm trong phòng ăn. Theo những gì tôi suy luận, anh ấy thường lái xe đến đây vào cuối sáng thứ Bảy và sẽ rời đi vào chiều Chủ nhật. “Thói quen,” anh giải thích.

 

Ngôi nhà hình chữ L rất lớn và mặt tiền của nó là kiểu Palladian [2] cuối thế kỷ 18: rất tiết giản và khiêm nhường, gần như nhạt nhẽo trong các đối xứng có thể đoán trước được, điều này có thể giải thích cho cái vẻ chào đón nửa vời của nó. Và tiếp đó là cánh góc phải bí ẩn, mang đến một không gian thân mật để vun vén lên một khu vườn nửa kín nửa mở kiểu Ý, được chăm sóc kỹ lưỡng.





Mái nhà mansard [3] với những ô cửa sổ lụp xụp ngay lập tức khiến tôi liên tưởng đến một căn phòng lạnh lẽo trên đó, nơi chàng trai cô đơn ngày ấy, nay là người yêu của tôi, ngồi vào bàn và chăm chú làm bài tập trong khi suy nghĩ vẩn vơ. Tôi cảm thấy tội nghiệp cho chàng trai ấy. Mẹ chàng ta luôn bắt mang theo bài tập về nhà.

 

“Thế nên ở đây không có gì khác để làm, nói gì đến tận hưởng”, anh ấy nói.

 

Tôi hỏi anh ấy về thời đi học của anh ấy. Anh ấy đã học tại trường cấp 3. “Anh ghét nó,” anh ấy nói, “nhưng bố anh thỉnh thoảng sẽ ghé qua và sắp xếp để đưa anh đi chơi trong vài giờ. Đó là bí mật của chúng tôi. Ông ấy cũng đã từng học ở đó, vì vậy đi dạo với ông ấy quanh khu phố vào một ngày trong tuần và ra ra vào vào các cửa hàng giống như trượt vào một thế giới bồng bềnh của người trưởng thành mà anh không được tận hưởng. Trong khi anh chắc chắn rằng lẻn vào thế giới cấp 3 của anh là cách ông  ấy hồi tưởng lại những năm tháng học sinh của mình, chỉ để cảm ơn những ngôi sao may mắn đã khóa chúng mãi mãi ở phía sau ông ấy.

 

Ông ấy từng nói, sẽ không ngạc nhiên nếu anh ghét trường học.





Vào một buổi chiều, khi anh dẫn ông ấy vào lớp học trống người của anh, ông bối rối khi thấy rằng không có gì thay đổi kể từ những ngày trước chiến tranh. Ông ấy nói, cái mùi nồng nặc của những chiếc bàn gỗ cũ kỹ vẫn còn vương vấn trong phòng, và cái hắt lên âm u của ánh chiều tà có thể dập tắt mọi ý nghĩ thiếu đứng đắn trong đầu một cậu bé đang thả trôi qua lớp bụi trên bàn ghế màu nâu sẫm trong cái phòng học màu nâu sẫm của trường trung học.”

 

"Anh có nhớ ông ấy không?"

 

"Nhớ ông ấy ư? Không hẳn vậy. Có lẽ bởi vì, không giống như mẹ anh, bà đã chết cách đây 8 năm, ông ấy chưa bao giờ thực sự chết đối với anh. Ông ấy chỉ như đi vắng thôi. Đôi khi anh có cảm giác như ông ấy chợt đổi ý rồi lén trốn sau cánh cửa nào đó. Đó là lý do tại sao anh chưa bao giờ thực sự thương tiếc ông ấy. Ông ấy vẫn ở quanh đây — chỉ là ở một nơi khác. ” Anh suy nghĩ một lúc.



[1] Diego Rodríguez de Silva y Velázquez là họa sĩ người Tây Ban Nha, ông là họa sĩ đứng đầu tại triều đình của Vua Felipe IV thế kỉ 16.

[2] Kiến trúc Palladian là phong cách kiến trúc Châu Âu bắt nguồn và lấy cảm hứng từ các thiết kế của kiến trúc sư người Venice (Ý) Andrea Palladio (1508–1580). Đặc trưng của nó là dựa trên sự đối xứng, phối cảnh và các giá trị của kiến trúc đền đài cổ điển của người Hy Lạp và La Mã cổ đại.

[3] Mái mansard là mái dốc kiểu Pháp có 4 sườn mái 4 bên, trong đó 2 sườn bên hông có độ dốc thấp hơn, có bố trí các cửa sổ chìm. Phần mái dốc với cửa sổ chìm tạo thêm một tầng không gian có thể ở được (như một gác xép).

Bản dịch của Trần Thiên Ca+


*********
MỤC LỤC "FIND ME"
(Call me by your name Phần 2)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

SPONSORS