Mẹ nhìn anh với vẻ mặt vừa
hoang mang vừa thích thú: “Tất nhiên đó là con rồi.” Anh bèn hỏi liệu rằng có bao
giờ còn có một Léon nào khác. “Không một ai”. Léon là ý tưởng của bố anh về việc
đặt tên cho anh.
Họ đã tranh cãi về cái tên.
Bà ấy muốn đặt tên là Michel, theo tên ông nội của bố anh, người đã để lại tài sản
cho chúng tôi. Bố anh thì khăng khăng cái tên Léon. Mẹ anh đã thắng, tất nhiên.
Léon được đặt theo kiểu tên đệm là một nhượng bộ. Chưa từng có ai gọi anh như vậy.
“Chỉ sau đó, anh mới nhận ra
rằng mẹ anh không thể biết gì về sự tồn tại của một Léon hoặc về bản nhạc này.
Nếu bà ấy mà nhìn thấy cái bản nhạc, bà ấy sẽ hỏi Léon là ai và sẽ không bỏ qua
vấn đề cho đến khi truy ra được tận cùng của nó. Đó là cách mà mẹ anh thường
làm — quyết liệt và bất di bất dịch một
khi bà đã quyết định điều gì đó. Bà ấy khăng khăng anh phải trở thành một luật
sư - và đúng là chả thể nào chống lại được ý bà ấy.
“Và rồi mọi chuyện mới vỡ lẽ
sau khi bố anh qua đời và anh đi dò hỏi một số người làm công cho gia đình, một
trong những người hầu lớn tuổi đã nhớ lại một Léon nào đó. Léon Le Juif, Léon
người Do Thái, người trong nhà gọi ông ấy theo cách đó, cách gọi bắt đầu từ ông
nội anh, vốn ghét người Do Thái, cho đến đầu bếp và hầu phòng.
"Nhưng," theo lời
của một người nấu ăn cũ, "đó là một thời gian rất lâu trước đây, thậm chí
còn trước cả khi cha mẹ của cháu quen nhau”. Mà anh phải nói là phải trổ hết
tài khơi chuyện mới có được vài thông tin từ người đầu bếp. Vì vậy, anh để cho
vấn đề trôi đi, nghĩ rằng anh sẽ hỏi ông ấy vào lúc khác và không tạo ra ấn tượng
là anh đang như cố nướng chín ông ấy để tìm câu trả lời.
Anh đã hỏi ông ấy về những
người Đức đã chiếm đóng nhà của chúng tôi hồi đó, biết rằng khi nói về những
ngày đó có thể dẫn chúng tôi trở lại nhân vật Léon, nhưng tất cả những gì ông ấy
nói là người Đức là những quý ông lịch lãm, tử tế và đối xử với gia đình anh với
sự tôn trọng đặc biệt, không phải như cái ông già Do Thái đó, khi người đầu bếp
nhớ lại là anh đã hỏi về Léon.
Ông ấy là người cuối cùng
trong gia đình chúng tôi biết về Léon, nhưng sau khi bố anh mất, ông ấy nghỉ
hưu và chuyển về miền bắc, rồi biệt vô âm tín. Vì vậy, con đường trở nên mù mịt.
“Khi mẹ anh mất, anh quyết định
lục tìm từ đống giấy tờ gia đình - nhưng anh không tìm thấy gì về người Do Thái
đó. Một điều mà anh không hiểu là tại sao bố anh lại cất cái bản nhạc đó trong
tủ và khóa lại, và tại sao ông muốn đặt tên anh là Léon. Điều gì đã xảy ra với cái
tên của anh?
Anh đã hy vọng tìm thấy một
cuốn nhật ký hoặc một hồ sơ học tập những năm đầu của bố anh. Nhưng bố anh chưa
bao giờ viết nhật ký. Anh đã tìm thấy các văn bằng, chứng chỉ và vô số các bản
nhạc trong các giấy tờ của ông ấy, một số trên giấy rất giòn và có hàm lượng
axit cao đến mức chúng vỡ vụn ngay khi chạm vào.
Thật kỳ lạ để nói là, anh chưa
bao giờ thấy ông ấy xem lướt qua những bản nhạc đó. Đôi khi, khi tình cờ nghe
được các nghệ sĩ dương cầm trên đài, ông ấy sẽ chỉ trích cách chơi của họ, luôn
nói, "Tay nhạc công như là đang gõ
trên khẩu súng Remington [1] ấy." Hoặc về
một nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng thế giới khác, bố anh gọi "Là một nghệ sĩ dương cầm vĩ đại nhưng là một
nhạc sĩ tệ hại."
“Anh không biết việc chuyển
sang nghề luật đã thay đổi ông ấy như thế nào, và vì vấn đề đó, tại sao ông ấy
lại từ bỏ sự nghiệp nhạc sĩ của mình. Hay nói một cách thẳng thắn hơn, anh chưa
bao giờ biết được con người của bố trước đó là như thế nào.
Anh chỉ biết đến bố trong
cái vai luật sư nhưng thậm chí chưa bao giờ thấy, gặp gỡ hoặc sống với bố trong
cái vai nghệ sĩ dương cầm. Và nó làm anh trăn trở đến tận hôm nay là anh không từng
được biết và từng trò chuyện với con người nghệ sĩ dương cầm của bố.
Người mà anh biết là bản thể
thứ hai của ông ấy. Anh nghi ngờ chúng ta có cái bản thể thứ nhất và cái bản thể
thứ hai và có lẽ là cái thứ ba, thứ tư và thứ năm và nhiều cái thứ khác ở giữa.”
“Thế bây giờ em đang trò
chuyện với ai đây,” tôi hỏi, nắm bắt sự trôi dạt của anh ấy, “bản thể thứ hai,
thứ ba hay thứ nhất của anh?”
[1] Remington
là một công ty sản xuất súng ống của Mỹ, được thành lập từ năm 1816.
Bản dịch của Trần Thiên Ca+
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét