Ông cảm thấy thế nào về cuộc tranh luận xung quanh việc xóa đi một số phần của lịch sử vì sự xấu hổ đối với chúng? Ví dụ: Bộ phim ‘Gone With The Wind’ (Cuốn theo chiều gió) đã bị xóa khỏi danh mục phim của HBO trong vài ngày, rồi sau đó được đưa trở lại nhưng có cảnh báo nội dung phân biệt chủng tộc.
_____
Oliver và Elio ngẫu hứng khiêu vũ cùng đôi nghệ sĩ tại Roma.
“Đó chắc chắn là một vấn đề phức tạp. Việc gắn nhãn cho phim này là điều không thể tránh khỏi, nhưng những nhãn gắn thì thường chẳng hay ho gì, bởi vì chúng ta đưa ra "cảnh báo" cho khán giả về những gì họ sẽ xem, giống như cách gắn nhãn cho các phim bạo lực hoặc bất kỳ điều gì không phù hợp cho trẻ em. Tôi nghĩ bạn không thể cấm nghệ thuật vì nó đã xúc phạm bạn, nhưng bạn có thể có tri thức và tiêu chí để đánh giá nó ”.
Năm ngoái, ông đã tổ chức một hội nghị tại Học viện Điện ảnh Madrid, nơi ông nói rằng ông đã nghĩ về một cái kết khác? Ông đã tưởng tượng ra cái kết đó thế nào?
“Kết thúc không phải là kết thúc, mà là cao trào. Về cơ bản, vì tôi không có nhiều thời gian để hoàn thành cuốn sách, nhưng điều tôi đã muốn làm là “giết” Oliver. Nhưng, tất nhiên, mọi thứ sẽ kết thúc nếu tôi giết anh ta. Sau đó, tôi nghĩ: "Thật dễ dàng, hãy để họ hôn nhau".
Và sau đó tôi nghĩ: 'Thôi, hãy để họ lại ân ái'. Và dần dần, tôi đã yêu họ ”.
Tôi muốn biết thêm về nguồn gốc công việc của ông. Ông sinh ra ở Ai Cập trong một gia đình Sephardic và lớn lên ở thành phố Alexandria. Lần đầu tiên ông cảm thấy thôi thúc viết lách là khi nào?
“Nó xảy ra khi tôi lên 10. Tôi không nhớ gì ngoài sự thật rằng đó là một câu chuyện về một người nô lệ đã thoát khỏi sự khốn khổ của mình, và rằng trời đã tối khi tôi đưa nó cho bố tôi và ông ấy nói với tôi rằng điều đó thật tuyệt vời. Năm 14 tuổi tôi đã viết truyện ngắn và thơ và năm 20 tuổi tôi viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình - cuốn mà tôi chưa bao giờ cho ai xem ”.
Ông có tìm thấy cảm hứng ở những thứ đang diễn ra ở hiện tại hay ông đang sống trong quá khứ, khi viết?
“Lựa chọn thứ hai, hoàn toàn vậy. Với hiện thực đang diễn ra, tôi nhìn nhận nó cũng không khác biệt mấy so với những người khác, bởi vì tôi không để tâm. Tôi nhìn nhận mọi thứ trong hồi tưởng hoặc từ trí nhớ. Tôi chủ yếu lấy cảm hứng từ những địa điểm, nhưng cũng bởi những ký ức mà chúng mang theo. Và khi tôi gặp lại những địa điểm đó sau một thời gian, tôi luôn thất vọng vì những gì tôi nhớ nó tốt đẹp hơn cái hiện tại. Mặc dù vậy, tôi nên nhiệt tình hơn với việc khám phá những địa điểm mới ”.
Chúng ta đang sống trong những thời kỳ bất ổn, vậy ông nghĩ nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cách chúng ta nhìn nhận và đọc những câu chuyện viết cho con người?
“Tôi nghĩ nó sẽ không dễ dàng. Là nhà văn, chắc chắn chúng tôi sẽ coi ý tưởng viết về coronavirus như thể chúng tôi là những nhà triết học. Và tôi nghĩ rằng, khi có bi kịch, người ta không nên làm bất cứ điều gì ngay quá lập tức. Cho dù đó là tàu Titanic, thảm họa 11/9 hay cuộc khủng hoảng hiện tại.
Viết về nó trên một tờ báo hoặc tạp chí hoặc những thứ tương tự thì được, nhưng không nên biến nó thành một vấn đề hư cấu, bởi vì nó còn quá sớm. Tôi luôn cố gắng tạo khoảng cách khi nói về mọi thứ bằng cách không đi sâu vào chi tiết về sự tức thời của không gian và thời gian. Tôi không thích điều đó.
Tôi không thích phong cách nhận định. Tôi thích những phong cách chủ quan và có điều kiện, chúng mang lại cho tôi sự bình yên hơn vì chúng có khả năng mở ra những cánh cửa mới ”. Hết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét