Hiển thị các bài đăng có nhãn Tìm em (Find me). Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tìm em (Find me). Hiển thị tất cả bài đăng

8.4.20

Tiểu thuyết "Tìm em" (Find me) | André Aciman | Cadenza 006

“Tôi không có ý làm cho cậu cảm thấy khó xử”.

Anh đang xin lỗi.

Hoặc có thể không.

Đến lượt tôi lắc đầu.

“Có gì khó xử đâu anh”, tôi nói. Sau đó, sau một lúc tạm dừng ngắn, “Và bây giờ anh đang đỏ mặt kìa”.


Tiểu thuyết "Tìm em" (Find me) | André Aciman | Cadenza 005

Anh ấy gọi người phục vụ và đặt món. Rồi sau khi nhấm nháp ly rượu whisky của mình, anh nói rằng bố anh, người đã giới thiệu anh đến nhà hàng này, cũng có thói quen gọi món tương tự mọi lúc. Ông ấy bị bệnh tiểu đường, anh giải thích, nên anh đã học cách tránh những gì người bị tiểu đường không nên ăn. Không đường, không gạo, không mì ống, không bánh mì, và hiếm khi có bơ.

 

3.4.20

Tiểu thuyết "Tìm em" (Find me) | André Aciman | Cadenza 004

Cuối cùng không phải vậy, anh ấy đề nghị chúng tôi đi nhắm chút gì đó tại một quán rượu nhỏ không quá xa bên kia cây cầu. Tôi nói với anh ấy tôi đã khóa chiếc xe đạp gấp của tôi gần đó. Anh ấy có phiền nếu tôi mở khóa và dắt nó theo? Không sao cả. Lúc đó là khoảng mười giờ tối chủ nhật và đường phố hầu như vắng tanh.

 


Tiểu thuyết "Tìm em" (Find me) | André Aciman | Cadenza 003

Trong lúc nói ra câu đó, anh đặt một cánh tay khéo léo, chở che và nhẹ nhàng quanh vai tôi. Tôi không biết tại sao, nhưng tôi bất giác đưa tay nắm lấy tay anh và chạm vào nó. Điều đó xảy ra một cách liền mạch đến nỗi tôi nhìn anh ấy và cả hai chúng tôi đều mỉm cười, khoảnh khắc đó cho phép cánh tay anh nằm trên vai tôi thêm một lúc nữa, bởi rất có thể nó đã vội rời đi ngay.

 

 

31.3.20

Tiểu thuyết "Tìm em" (Find me) | André Aciman | Cadenza 002

Sau đó nhận ra tôi có thể đã hắt hủi người ta bằng giọng điệu của câu nói, tôi bèn hỏi, “Anh có phải là fan hâm mộ của ban nhạc Florian không?”.

 

“Không hẳn là thích. Tôi thậm chí không phải là một fan hâm mộ của nhạc thính phòng. Nhưng tôi biết khá nhiều về họ vì cha tôi yêu thích nhạc cổ điển và đã tài trợ cho các buổi hòa nhạc của họ trong nhà thờ này, và bây giờ tôi cũng làm điều tương tự, mặc dù thật lòng tôi lại thích nhạc jazz. Nhưng tôi đến đây vì tôi thường đi với bố tôi vào các buổi tối Chủ nhật khi tôi còn nhỏ, và giờ tôi cứ vài tuần lại đến đây để ngồi nghe, và có lẽ để tưởng tượng ông ấy như đang còn bên tôi. Tôi không chắc tất cả những điều này có vẻ là một lý do khá ngớ ngẩn để ngồi đây và lắng nghe họ chơi nhạc.”

 

30.3.20

Tiểu thuyết "Tìm em" (Find me) | André Aciman | Cadenza 001

“Cậu đang đỏ mặt kìa”, anh ấy nói.

"Không, tôi có đỏ mặt đâu."

Anh ấy biểu lộ một cái nhìn có vẻ thích thú, hoài nghi từ bên kia bàn. 

"Cậu có chắc không?"

Tôi suy nghĩ vài giây rồi bỏ cuộc. “Tôi đoán là tôi đỏ mặt, phải không?”

Tôi còn trẻ để ghét việc người ta đọc được tâm trí mình quá dễ dàng, đặc biệt là trong một khoảng im lặng khó xử với một người gần gấp đôi tuổi tôi, nhưng tôi cũng đã đủ lớn để chào đón cái việc đỏ mặt của mình – nó giúp biểu đạt cái điều gì đó mà tôi không muốn tiết lộ. Rồi tôi nhìn anh ấy.

“Anh cũng đỏ mặt kìa”, tôi nói.

"Tôi biết."




HAI GIỜ TRƯỚC ĐÓ.

27.3.20

Tiểu thuyết "Tìm em" (Find me) | André Aciman | Tempo 13

Khi cá và sò điệp được bọc, cô ấy nhớ đến rau. Trên đường đến một cửa hàng gần đó, tôi không thể kiềm chế câu hỏi: “Tại sao là tôi?”.

“Tại sao tôi cái gì cơ?”.

“Tại sao cô mời tôi?”.

“Vì ông thích những chuyến tàu, vì hôm nay ông bị lỡ hẹn, vì ông hỏi quá nhiều câu hỏi, vì tôi muốn hiểu ông nhiều hơn. Điều đó có khó không?”,  cô ấy nói.




Tôi đã không ép cô ấy phải giải thích. Có lẽ tôi đã không muốn nghe rằng cô ấy thích tôi không hơn không kém cô ấy thích sò điệp hay rau xanh.

Cô ấy tìm được rau bina[1], tôi phát hiện ra những quả hồng nhỏ, chạm vào, rồi ngửi chúng và thấy rằng chúng đã chín. Tôi nói, “Đây là lần đầu tiên trong năm nay tôi ăn quả hồng”.

“Thế thì ông phải cầu một điều ước”.

"Ý của cô là gì?"

Cô ấy có chút khó chịu. “Khi ông ăn một loại trái cây lần đầu trong năm thì ông cần phải cầu một điều ước. Tôi ngạc nhiên vì ông không biết điều đó”.

Tôi suy nghĩ trong vài giây. “Tôi không thể nghĩ ra một điều ước nào”.

“Về một cuộc sống nào đó”, cô ấy nói, điều đó có nghĩa là cuộc sống của tôi nó toại nguyện đến nỗi không còn gì để ước, hay là nó vô vọng đến mức ước mơ gì đi nữa thì cũng là một thứ quá xa xỉ để mà nghĩ đến.

“Ông phải ước. Hãy suy nghĩ kỹ hơn”.

“Tôi có thể nhờ cô ước thay tôi không?”.

“Tôi đã có một điều ước rồi”.

"Khi nào?".

“Trong xe taxi”.

"Nó là cái gì vậy?"

“Sao mà chúng ta quên nhanh vậy nhỉ: ước là ông sẽ đến ăn trưa.”





“Có nghĩa là cô đã lãng phí cả một điều ước chỉ để tôi sẽ đến ăn trưa!”

"Tôi đã ước vậy. Và nó không khiến tôi hối hận.”

Tôi không nói gì cả. Cô ấy siết chặt cánh tay tôi trên đường đến cửa hàng rượu. Tôi quyết định dừng lại bên chỗ bán hoa gần đó.

“Bố tôi sẽ thích hoa lắm.”

“Nhiều năm rồi tôi không mua hoa.”

Cô ấy gật đầu chiếu lệ.

“Hoa này không chỉ để tặng bố cô”, tôi nói.

“Tôi biết”, cô ấy nói rất nhẹ, gần như giả vờ bỏ qua những gì tôi mới nói.



[1] Rau bina = rau chân vịt, cải bó xôi

*******
MỤC LỤC "FIND ME"
(Call me by your name Phần 2)



Tiểu thuyết "Tìm em" (Find me) | André Aciman | Tempo 12

Có một khoảnh khắc của sự im lặng. Tôi không ngần ngại, nhưng tôi có thể nói ngay rằng cô ấy đã diễn giải sự im lặng của tôi đồng nghĩa với sự miễn cưỡng nhận lời. Trước khi nhấc điện thoại gọi cho bố, cô ấy hỏi tôi không điện thoại cho ai sao, có lẽ vậy? Cái từ “có lẽ vậy” của cô ấy đã làm tôi cảm động, nhưng tôi không chắc là tại sao lại thế hay cái từ ấy nó có nghĩa chính xác là gì, tôi cũng không muốn suy đoán và bị chứng minh là sai. 




Cô gái này suy nghĩ về tất cả mọi thứ, tôi nghĩ vậy. Tôi lắc đầu. Tôi đã không có ai để gọi điện.

“Bố ơi. Con sắp đưa về một người khách”, cô ấy hét vào điện thoại. Bố cô ấy có vẻ chưa nghe rõ. “Một người khách”, cô ấy nhắc lại. Sau đó, cố gắng giữ con chó không nhảy xổ vào tôi: “Thế bố hỏi là loại khách gì nghĩa là sao? Một người khách thôi. Ông ấy là một giáo sư. Giống như bố ấy." Cô ấy quay sang tôi để chắc chắn rằng cô ấy đã suy luận chính xác. Tôi gật đầu. 

Sau đó, câu trả lời tiếp theo của bố cô ấy rõ ràng là một câu hỏi khác. Cô ấy hét lên “Không, bố hoàn toàn sai rồi. Con mang cá đến. Hai mươi phút tối đa tuyệt đối, con hứa”.

“Điều này sẽ cho ông ấy thời gian để mặc quần áo tươm tất”, cô ấy nói đùa.

Cô ấy có bao giờ nghi ngờ rằng chính tôi đã quyết định hủy bữa ăn tối hôm nay với các đồng nghiệp hay không, bởi vì tôi đã nuôi cái hy vọng xa xôi được ăn tối với cô ấy – điều mà tôi không hẳn tự thừa nhận với bản thân mình. Sao mà điều đó xảy ra được chứ?






Chúng tôi cuối cùng đã đến góc phố Ponte Sisto, tôi yêu cầu tài xế dừng lại. “Tôi tính để hành lý tại phòng khách sạn, rồi đến nhà bố cô, tối đa trong 10 phút, được chứ?”.

Nhưng cô ấy kéo lấy cánh tay trái của tôi khi chiếc xe sắp dừng lại.

"Tuyệt đối không. Nếu mà ông giống tính như tôi, ông sẽ check-in xong, rồi ông sẽ đặt hành lý vào phòng, đi rửa tay – điều mà ông nói là rất háo hức để làm. Mười lăm phút trôi qua, ông sẽ gọi cho tôi để nói rằng ông đã thay đổi quyết định và không thể đến dự được. Hoặc có thể ông không thèm gọi gì cả. Có lẽ, nếu ông giống tính tôi, ông thậm chí sẽ tìm được những từ hay ho để chúc mừng sinh nhật bố tôi và còn nói ra rất chân thành nữa. Thế ông có giống tính tôi không?”.

Điều này cũng làm tôi cảm động.

"Có lẽ."

“Thế thì, nếu ông thực sự giống tính tôi, thì ông cũng thích bị bóc mẽ đấy, thừa nhận nó đi”.

“Nếu cô mà giống tính tôi một chút, thì cô sẽ tự hỏi tại sao mình lại đi mời cái gã này về nhà?”.

“Thế thì tôi không giống tính ông”.

Cả hai chúng tôi đều cười.

“Lần cuối là khi nào?”.

"Gì cơ?", cô ấy  hỏi.

"Không có gì."

"Được thôi!"

Cô ấy cũng đã đọc được điều này sao?

Ra khỏi xe, chúng tôi vội vã đến khu chợ Campo de’ Fiori, nơi chúng tôi tìm thấy gian hàng của người bán cá. Trước khi đặt hàng, cô ấy nhờ tôi giữ dây xích con cún. Tôi miễn cưỡng đến gần gian hàng với con cún, nhưng ở đây họ quen biết cô ấy, và cô ấy nói đó không là vấn đề gì.

“Ông thích loại cá nào?”.

“Món nào dễ nấu nhất”, tôi đã trả lời. 

“Thế làm thêm một ít sò điệp được không, hôm nay dường như họ có thứ này rất nhiều”. “Sò điệp này bắt từ lúc nào vậy?”, cô ấy hỏi. “Hồi rạng sáng”, người bán cá trả lời. "Bạn có chắc không?". “Tất nhiên là tôi chắc chắn”. Họ đã làm điều này trong nhiều năm. 






Khi cô ấy cúi xuống để kiểm tra sò điệp, tôi bắt gặp tấm lưng cô ấy. Tôi có một thôi thúc được quàng cánh tay quanh eo, vai cô ấy và hôn lên cổ và mặt cô ấy. Tôi nhìn đi chỗ khác và thay vào đó nhìn vào cửa hàng rượu đối diện với quầy hàng. 

“Bố cô có muốn uống chút rượu vang trắng không đường từ Friuli không?”.

“Ông ấy không nên uống rượu, nhưng tôi thích vang trắng không đường, từ vùng nào cũng được”.

“Thế tôi mua một chai Sancerre nữa nhé”.

“Ông đang lập kế hoạch giết bố tôi sao?”.

*******
MỤC LỤC "FIND ME"
(Call me by your name Phần 2)



Tiểu thuyết "Tìm em" (Find me) | André Aciman | Tempo 11

Chúng tôi nghe thấy thông báo của ga Roma, và khi đoàn tàu từ từ lăn vào nhà ga, chúng tôi quan sát từng dãy các tòa nhà và kho bãi tồi tàn dần dần xuất hiện, từng căn đều hiển thị các bảng quảng cáo đã cũ, bạc màu và dơ bẩn. 




Không phải Rome mà tôi yêu. Cảnh tượng này làm tôi bối rối và khiến tôi cảm thấy mơ hồ về chuyến thăm và buổi thuyết trình, và cái viễn cảnh trở lại một nơi đã lưu trữ quá nhiều ký ức, một số là tươi đẹp, còn lại hầu hết không được như thế. Đột nhiên, tôi quyết định rằng tôi sẽ chỉ thuyết trình vào buổi tối hôm đó, uống cocktail với những đồng nghiệp cũ, sau đó tìm cách để từ chối lời mời ăn tối thông thường, và tự mình nghĩ ra một vài thứ để làm, có thể là đi xem một bộ phim, và sau đó ở trong khách sạn vào ngày hôm sau cho đến khi con trai qua đón lúc 4h chiều.

“Ít nhất tôi hy vọng họ đặt cho tôi cái phòng có ban công rộng và tầm nhìn bao quát khung cảnh”, tôi nói. Tôi muốn thể hiện với cô ấy, mặc dù nhận cuộc điện thoại u ám của thằng bé, tôi vẫn biết làm thế nào để nhìn vào mặt sáng sủa của mọi thứ. “Check-in xong, rửa tay, rồi tìm một chỗ tốt để ăn trưa, sau đó nghỉ ngơi.

"Tại sao? Ông có thích ăn bánh không?”, cô ấy hỏi.

“Tôi thích bánh ngon. Cô có thể gợi ý một địa điểm tốt cho bữa trưa của tôi không?”

"Có."

"Ở đâu?"

"Nhà bố tôi. Đến ăn trưa nhé! Nhà của chúng tôi sát ngay khách sạn ông nghỉ mà.”






Tôi mỉm cười, thực sự xúc động trước lời đề nghị tự phát ấy. Cô ấy cảm thấy tiếc cho tôi thì phải.

"Cô thật tốt bụng. Nhưng tôi thực sự không nên đến. Bố cô đang muốn có thời gian với người ông yêu thương nhất và cô muốn tôi phá vỡ bữa tiệc của ông ấy sao? Thêm vào đó, ông ấy không biết tôi là gã Adam nào cả.”

“Nhưng tôi biết ông”, cô ấy nói, như thể điều này sẽ thay đổi suy nghĩ của tôi. 

“Cô còn không biết tên tôi là gì.” 

“Ông đã không tự gọi là Adam sao?” 

 Cả hai chúng tôi đều cười. “Tên tôi là Samuel.” 

“Ông đến đi. Nó sẽ rất đơn giản và không cầu kỳ”, tôi hứa.

“Tuy nhiên, tôi không thể nhận lời.”

“Nói có đi mà.”

“Tôi không thể.”

Cuối cùng con tàu cũng đỗ lại. Cô ấy cầm cái áo khoác và quyển sách của mình lên, đeo ba lô lên vai, quấn dây xích con chó quanh tay và lấy cái hộp trắng từ gá phía trên. “Đây là cái bánh”, cuối cùng cô ấy nói. “Thôi nào, ông nói là sẽ đến đi.”

Tôi lắc đầu để truyền đạt sự từ chối một cách lịch sự nhưng dứt khoát.

“Tôi đề xuất như thế này nhé! Tôi sẽ đến chợ Campo de’ Fiori chọn mua  một con cá và ít rau xanh, tôi luôn mua cá, nấu cá, ăn cá và ông có biết là tôi có thể chuẩn bị một bữa ăn tuyệt vời chỉ trong chưa đầy 20 phút. Bố tôi sẽ rất vui khi thấy một gương mặt mới toanh bước vào”.

“Điều gì khiến cô nghĩ rằng ông ấy và tôi sẽ có đề tài gì đó để nói với nhau? Nó có thể rất là khó xử. Bên cạnh đó, cô cho rằng ông ấy sẽ nghĩ gì?”






Phải mất một lúc để cô ấy định thần lại.

“Bố tôi sẽ chẳng nghĩ ngợi gì đâu”, cuối cùng, cô ấy đã nói.

Rõ ràng, cô ấy chưa định hình được gì cả.

“Bên cạnh đó”, cô ấy nói thêm, “thì tôi đã đủ lớn, và ông ấy đủ già để nghĩ ngợi bất cứ điều gì.”

Một khoảnh khắc im lặng trôi qua khi chúng tôi bước xuống tàu và đặt chân xuống sân ga đông đúc. Tôi không thể không nhìn quanh một cách vội vàng và dò xét. Có thể nào đó con trai tôi đã thay đổi ý định và nó cố tình làm tôi ngạc nhiên chăng. Nhưng cuối cùng thì không ai chờ đợi tôi trên cái sân ga này.

 Đột nhiên, tôi chực hỏi “Nghe này, tôi vẫn chưa biết tên cô”.

“Miranda”.

Cái tên khiến tôi ấn tượng. “Nghe này, Miranda, cô thật sự rất đáng yêu khi mời tôi, nhưng – “.

“Chúng ta là người xa lạ trên một chuyến tàu, Sami ạh, và tôi biết chỉ trò chuyện thôi thì chả có gì to tát”, cô ấy nói, và đã đặt ra một biệt danh cho tôi Sami, “nhưng tôi đã cởi mở với ông và ông cũng cởi mở với tôi. Tôi không nghĩ rằng một trong hai chúng ta quen biết được nhiều người mà chúng ta có thể thực lòng với nhau đến thế. Đừng biến điều này thành một khoảnh khắc thường tình xảy ra trên một chuyến tàu, rồi vứt nó lại trên đó như là người ta bỏ quên cái ô hay đôi găng tay đâu đó. Tôi biết tôi sẽ hối tiếc. Thêm vào đó, nó sẽ khiến tôi, Miranda này, rất hạnh phúc”.

Tôi thích cách cô ấy nói ra điều này.

*******
MỤC LỤC "FIND ME"
(Call me by your name Phần 2)



22.3.20

Tiểu thuyết "Tìm em" (Find me) | André Aciman | Tempo 10

Cuộc trò chuyện của tôi với Elio bị gián đoạn. “Nhưng bố đã rất mong được đi dạo cùng con. Đó là lý do tại sao bố cố bắt chuyến tàu sớm. Bố đến thăm con, chứ không phải vì buổi thuyết trình.”

Tôi tỏ ra thất vọng nhưng tôi cũng biết rằng tôi đang có cô bạn đồng hành với tư cách là một khán giả cho cuộc trò chuyện qua điện thoại, và có lẽ tôi cũng đang cố làm quá lên một chút để cô ấy nghe.




Sau đó, nhận ra mình đã đi quá xa với những lời phàn nàn, tôi cũng tự biết dừng lại: “Nhưng bố hiểu. Bố hiểu."

Cô gái ngồi chéo trước mặt tôi, ánh mắt lo lắng hướng về phía tôi. Rồi cô ấy nhún vai, không phải tỏ thái độ thờ ơ với những gì đang xảy ra giữa tôi và thằng bé, mà có ý nói với tôi, hay tôi suy diễn vậy, là hãy bỏ qua cho cậu bé tội nghiệp ấy, đừng có khiến nó có cảm giác mang lỗi.

Với cái nhún vai đó, cô ấy thêm một cử chỉ bằng tay trái để đề nghị tôi là nên bỏ qua đi, vượt qua đi. 






"Vậy ngày mai?" Tôi hỏi. Nó sẽ đến đón tôi tại khách sạn chứ? Giữa buổi chiều. “Khoảng 4h chiều nhé?”, nó hỏi. “Ừh 4h chiều”, tôi nói. “Đi dạo nhé!”, nó bảo. “Ưh, đi dạo”, tôi trả lời.

“Cô nghe thấy nó rồi đấy”, tôi cuối cùng cũng nói, quay sang cô ấy.

“Tôi đã nghe ông nói.”

Cô ấy lại chế giễu tôi. Và cô ấy đã mỉm cười. Tôi man mán nghĩ rằng cô ấy đã cúi người về phía tôi nhiều hơn và chắc đang nghĩ đến việc đứng lên để chuyển qua chỗ ngồi bên cạnh tôi và đặt cả hai tay vào tay tôi. Đó là vì tôi nắm bắt được ý định của cô ấy, và chộp lấy cơ hội, hay là tôi chỉ đơn giản là thực hiện nó vì đó là điều ước có ở trong tôi?

“Tôi đã mong chờ bữa trưa của chúng tôi. Tôi muốn cười đùa với nó và nghe về cuộc sống, sinh hoạt, sự nghiệp của nó. Tôi thậm chí còn hy vọng nhận ra nó trước khi nó nhận ra tôi, và rằng nó có thể dành chút thời gian để nói chuyện với cô.”

"Đây đâu phải là kết thúc của thế giới. Không phải ông sẽ gặp cậu ta vào 4h chiều mai sao?” Một lần nữa, tôi bắt gặp sự vui vẻ trong giọng nói của cô ấy. Và tôi yêu nó.

“Tuy nhiên, sự trớ trêu là …”, tôi đã bắt đầu thêm vào, nhưng sau đó tôi đổi ý.

“Tuy nhiên, sự trớ trêu sao?”, cô ấy dò hỏi. Cô ấy không buông tha mà, cô ấy là vậy, tôi nghĩ thế.

Tôi im lặng một lúc.






“Điều trớ trêu là tôi không thấy tiếc lắm khi nó không đến đón hôm nay. Tôi có khá nhiều việc phải làm trước buổi thuyết trình, và có lẽ tôi có chút thời gian để nghỉ ngơi tại khách sạn thay vì đi dạo thành phố như chúng tôi thường làm mỗi lần tôi đến thăm nó.”

“Tại sao điều đó làm ông ngạc nhiên? Ông và cậu ấy mỗi người có một cuộc sống riêng biệt, dù là chúng có giao thoa hay là có bao nhiêu buổi tản bộ cùng nhau.”

Tôi thích những gì cô ấy vừa nói. Nó không tiết lộ thêm bất cứ điều gì mà tôi còn chưa biết, nhưng nó cho thấy một mức độ chu đáo và quan tâm khiến tôi ngạc nhiên, và dường như nó không phù hợp với cái người với cái biểu cảm đầy giận dữ lúc mới lên tàu.

“Làm thế nào mà cô biết rất nhiều điều như thế?”, tôi hỏi, cảm thấy đầy thôi thúc và nhìn chằm chằm vào cô ấy.

Cô ấy đã cười.

“Chỉ cần trích dẫn câu của một người mà tôi gặp trên tàu: Chúng ta ai cũng vậy.” Cô ấy đã thích câu nói đó cũng nhiều như tôi thích.

Khi chúng tôi gần đến ga Rome, đoàn tàu của chúng tôi bắt đầu dừng  lại. Vài phút sau, nó chạy tiếp. “Tôi sẽ gọi taxi khi chúng ta đến ga”, cô nói.

“Tôi cũng tính gọi taxi”.

Thì ra nhà bố cô ấy cách chỗ tôi năm phút. Ông ấy sống trên đường Lungotevere còn tôi ở trên đường Via Garibaldi, chỉ cách nơi tôi từng sống mấy năm trước có vài bước chân. 

“Thế chúng ta đi chung taxi nhé!”, cô ấy nói.

*******
MỤC LỤC "FIND ME"
(Call me by your name Phần 2)



19.3.20

Tiểu thuyết "Tìm em" (Find me) | André Aciman | Tempo 09

“Cái đĩa mà đỏ ưh?”

“Xin lỗi, một biểu tượng trong tác phẩm của Edith Wharton. Cô ấy đã bỏ tôi để đến với người bạn thân nhất của tôi và hiện vẫn là bạn. Điều trớ trêu là tôi đã không thấy tiếc nuối chút nào, cô ấy đã tìm thấy ai đó cho mình.”

“Có lẽ vì nó cũng giải thoát cho ông để tìm người khác.”



“Tôi không bao giờ làm thế. Chúng tôi vẫn là những người bạn tốt và tôi biết cô ấy lo lắng cho tôi.”

“Cô ấy có nên vậy không?”

"Không. Thế tại sao là bác sĩ tâm lý nhỉ?” Tôi hỏi, háo hức đổi chủ đề.

"Tôi ư? Sự cô đơn. Tôi không thể chịu đựng nổi nên tôi cứ tìm giây phút được ở một mình. Hãy nhìn tôi đây, một mình trên một chuyến tàu, rất vui khi được cầm cuốn sách của mình trên tay, tránh xa người đàn ông mà tôi sẽ chẳng bao giờ yêu, nhưng tôi lại muốn nói chuyện với một người xa lạ hơn. Không có ý xúc phạm ông, tôi hy vọng thế.”

Tôi mỉm cười đáp lại: “Không hề.”.






“Dạo này tôi có xu hướng nói chuyện với tất cả mọi người, tôi bắt đầu trò chuyện với người đưa thư chỉ để có ai đó trò chuyện, nhưng tôi không bao giờ nói cho bạn trai là tôi cảm thấy thế nào, tôi đọc gì, tôi muốn gì, tôi ghét gì. Mà có nói, thì anh ta sẽ nghe, nhưng chả hiểu gì. Anh ta không có khiếu hài hước. Tôi cần phải giải thích chi li từng ngữ nghĩa cho anh ta.”

Chúng tôi tiếp tục trò chuyện cho đến khi người soát vé đến lấy vé của chúng tôi. Anh ta nhìn con chó, phàn nàn rằng con chó không được phép trên tàu trừ khi có chuồng cho nó.

“Thế tôi phải làm gì đây?” Cô ấy cáu kỉnh quay lại. “Giờ ném nó xuống tàu hả? Và giả vờ là tôi mù sao? Hay là tôi phải xuống tàu và bỏ lỡ bữa tiệc sinh nhật lần thứ bảy mươi sáu của bố tôi – mà thực sự là chả phải tiệc tùng gì vì đó là cái sinh nhật cuối của ông ấy, ông ấy sắp qua đời rồi? Nói tôi nghe đi."

Người soát vé chúc cô ấy một ngày tốt lành.

“Voi Anche a Lei” [Chúc anh cũng thế], cô ấy lẩm bẩm. Sau đó, quay sang con chó của mình:

“Cún đừng có để người ta chú ý vào mày nhé!”






Rồi điện thoại của tôi reo lên. Tôi bị thôi thúc phải đứng dậy và trả lời cuộc gọi ở chỗ trống giữa hai toa tàu, nhưng tôi quyết định ngồi lại. Con chó, bị khuấy động bởi tiếng chuông điện thoại, bây giờ đang nhìn chằm chằm vào tôi với đôi mắt há hốc, khó hiểu như muốn nói, “Giờ ông cũng bận điện thoại nữa hả?”

“Con trai tôi gọi”, tôi nói với cô gái đồng hành. Cô ấy mỉm cười với tôi và sau đó, không cần hỏi, đã tận dụng sự gián đoạn đột ngột để ra dấu là cô ấy sắp đi vào phòng tắm. Cô ấy đưa cho tôi dây xích giữ con cún và thì thầm, “Nó sẽ không gây phiền phức gì đâu.”

Tôi nhìn cô ấy khi cô ấy đứng dậy và lần đầu tiên, tôi nhận ra rằng cái vẻ bụi bặm của cô ấy nó không tuềnh toàng như lúc đầu tôi nghĩ, và rằng cô ấy, khi cô ấy đứng lên, trông hấp dẫn hơn nhiều. Tôi đã nhận thấy điều này sớm hơn rồi nhưng đã cố gắng gạt suy nghĩ đó đi? Hay tôi đã thực sự bị mù nhỉ?

Nó sẽ làm tôi rất hài lòng khi cái kết là con trai tôi sẽ nhìn thấy tôi bước xuống tàu có cô ấy đi cùng. Tôi biết là hai bố con chúng tôi sẽ nói về cô ấy trên đường đến Armando. Tôi thậm chí có thể thấy trước cách thằng bé bắt đầu cuộc trò chuyện giữa hai bố con: “Thế bố hãy kể cho con về cái cô giống người mẫu mà bố trò chuyện tại Termini đi.”

Nhưng ngay khi tôi đang mơ mộng về phản ứng của thằng bé, thì cuộc gọi điện thoại đã thay đổi mọi thứ.

Nó đã gọi điện để báo rằng nó sẽ không thể gặp tôi cả ngày hôm đó. Tôi thở hổn hển “Tại sao?”. Nó sẽ phải thay vai một nghệ sĩ dương cầm bị ốm bất ngờ mà anh ta lại có một buổi biểu diễn ở Napoli cùng ngày.

“Khi nào cậu ấy sẽ trở lại biễu diễn?”

“Ngày mai bố ạ”, thằng bé nói. Tôi thích nghe cái giọng nói của nó.

“Cậu nhạc sĩ kia chơi nhạc gì?”

“Mozart, tất cả Mozart.”






Trong khi đó, cô gái đồng hành của tôi đã trở lại từ phòng tắm và lặng lẽ ngồi lại chỗ đối diện với tôi, nghiêng người về phía trước, điều đó báo hiệu cô ấy có ý định tiếp tục nói sau khi tôi cúp máy.

Tôi nhìn chằm chằm vào cô ấy mãnh liệt hơn bao giờ hết kể từ khi bắt đầu hành trình trên con tàu này, một phần vì tôi bận rộn với thằng bé trên điện thoại, điều đó khiến tôi liếc mắt một cách mơ hồ, vô cảm, miên man, nhưng cũng vì nó cho phép tôi tiếp tục nhìn chằm chằm vào đôi mắt của cô ấy. Cái đôi mắt vốn quen nhìn chằm chằm vào người khác và được nhìn chằm chằm trở lại.

Đôi mắt ấy có lẽ không bao giờ đoán được rằng nếu tôi tìm thấy sự can đảm để phản hồi cái ánh mắt mãnh liệt như lúc đó thì đó cũng là vì, khi nhìn chằm chằm, tôi bắt đầu nuôi dưỡng sự tưởng tượng rằng trong mắt cô ấy, tôi cũng đẹp như vậy.

Chắc chắn đó là sự hoang tưởng của một ông già như tôi.

*******
MỤC LỤC "FIND ME"
(Call me by your name Phần 2)



16.3.20

Tiểu thuyết "Tìm em" (Find me) | André Aciman | Tempo 08

“Chắc tôi phải đi gặp bác sĩ tâm lý mất”, cuối cùng cô ấy nói, với sự phản kháng gần như rõ nét trong giọng nói.

Có phải tôi lại một lần nữa làm mếch lòng cô ấy?

“Chắc tôi cũng phải đi gặp bác sĩ tâm lý”, tôi nói một cách phấn khởi, có lẽ để lấy lại những gì có vẻ hơi vô ý trong câu nói trước của tôi.



Chúng tôi nhìn chằm chằm vào nhau. Tôi thích nụ cười ấm áp và tin tưởng của cô ấy; nó toát lên một cái gì đó yếu đuối và chân thật, thậm chí có thể dễ bị tổn thương. Không có gì ngạc nhiên khi những người đàn ông trong cuộc đời cô bị dính chặt vào cô. Họ biết họ sắp mất những gì ngay khi cô ngoảnh mặt đi. 

Rồi bạn thấy cái nụ cười, sự ể oải khi cô ấy hỏi những câu hỏi chạm trái tim, trong khi nhìn chằm chằm đôi mắt màu xanh lá không bao giờ biết buông tha đó. Rồi bạn thấy cái khát khao được gần gũi trỗi dậy khi ánh mắt của cô ấy nhìn vào bạn, và bạn biết cuộc đời mình rồi sẽ không còn như xưa nữa. 





Cô ấy đang làm điều đó ngay bây giờ. Cô ấy muốn làm cho cái khao khát gần gũi nó xảy đến, nó tuôn chảy dễ dàng, như thể bạn luôn luôn có cái mong muốn đó trong mình, và khao khát chia sẻ nó nhưng bạn chợt nhận ra bạn không bao giờ tìm thấy nó trong chính mình trừ khi bạn ở bên cô ấy. Tôi muốn ôm cô ấy, chạm vào tay cô ấy, thả ngón tay trôi dọc trên trán cô ấy.


“Thế thì tại sao phải tìm bác sỹ tâm lý nhỉ?”. Cô ấy hỏi, như thể cô ấy đã suy nghĩ về ý tưởng đó và thấy nó hoàn toàn hoang mang. “Nếu tôi có thể hỏi”, cô ấy nói thêm, mỉm cười khi nhại lại lời tôi nói. Rõ ràng là cô ấy chưa từng sử dụng một cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn, bẩm sinh hơn khi nói chuyện với một người lạ. 

Tôi bèn hỏi tại sao cô ấy lại ngạc nhiên khi nghe tôi đi gặp bác sĩ tâm lý.

“Vì trông ông điềm tĩnh, viên mãn”.

"Khó nói. Có lẽ bởi vì những khoảng trống của tuổi mới lớn khi tôi đọc Dostoyevsky không bao giờ được lấp đầy. Tôi đã từng tin rằng những khoảng trống đó sẽ được lấp đầy vào một lúc nào đó; bây giờ tôi không chắc chúng đã từng được lấp đầy hay không. Tuy nhiên, tôi muốn tìm hiểu. Một số người trong chúng ta không bao giờ tiến lên được cấp độ cao hơn. Chúng ta đã mất dấu vết về nơi chúng ta đã đi và kết quả là quay lại nơi chúng ta bắt đầu.

“Thế nên đó là lý do tại sao ông đọc lại Dostoyevsky?”





Tôi mỉm cười trước sự linh hoạt của câu hỏi. “Có lẽ bởi vì tôi luôn cố gắng tìm lại những dấu chân của tôi ngày xưa, cái lúc mà tôi đáng lẽ tôi phải nhảy lên chiếc phà đi đến cái bến đỗ cuộc đời, nhưng cuối cùng lại đi nhầm vào một bến khác, và với sự may mắn của tôi, đã lên nhầm cả phà. Nó như câu chuyện của một ông già lú lẫn, cô biết đấy.”

“Trông ông không có giống người đi nhầm phà đâu. Đúng không?"

Có phải cô ấy đang trêu chọc tôi?

“Tôi đã nghĩ đến điều này khi tôi lên tàu ở Genoa sáng nay, bởi vì tôi nhận ra rằng có lẽ đã có một hoặc hai chiếc phà mà tôi đã nên bẻ lái, nhưng đã không bao giờ làm như vậy.”
“Tại sao ông đã không làm thế?”

Tôi lắc đầu rồi nhún vai gợi ý tôi không biết tại sao hoặc đơn giản là không muốn nói.

“Đây là những tình huống tồi tệ một cách tuyệt đối: những điều có thể xảy ra nhưng chưa bao giờ xảy ra và nó vẫn có thể xảy ra mặc dù chúng ta đã từ bỏ hy vọng về điều đó.”

Tôi nhìn cô ấy với đôi mắt hoàn toàn bối rối. “Cô đã từng học cách suy nghĩ kiểu thế từ đâu vậy?”

"Tôi đọc rất nhiều." Sau đó, với một cái nhìn đầy tin tưởng: “Tôi thích nói chuyện với cô”. Cô ấy dừng lại một lát. “Thế, cuộc hôn nhân của ông là lên nhầm chuyến phà?”

Người phụ nữ này thật xuất sắc. Và cô ấy thật đẹp. Và cô ấy suy nghĩ theo những con đường uốn khúc, lắt léo giống như cách tôi thỉnh thoảng vẫn đi.

“Ban đầu, nó không vậy”, tôi đã trả lời, “hoặc ít nhất là tôi đã muốn nhìn nhận nó như vậy. Nhưng sau khi con trai chúng tôi rời nhà để đến Hoa Kỳ, giữa hai vợ chồng chúng tôi chẳng còn gì, đến nỗi có cảm giác như cả thời thơ ấu của thằng bé chẳng khác gì một màn diễn chuẩn bị cho cuộc chia ly không thể tránh khỏi của chúng tôi.





Chúng tôi hầu như không trò chuyện và khi chúng tôi cất tiếng, có vẻ như chúng tôi hiếm khi nói cùng một ngôn ngữ. Chúng tôi đặc biệt thân mật và gần gũi nhau, nhưng ngay cả khi ở cùng phòng, chúng tôi mỗi người vẫn cảm thấy rất cô đơn. Chúng tôi ngồi cùng một bàn, nhưng không ăn cùng nhau, ngủ chung giường nhưng không ngủ cùng nhau, xem cùng một chương trình, đi đến cùng một thành phố, có cùng một người hướng dẫn yoga, bật cười trước cùng những câu chuyện vui nhưng không bao giờ là cùng nhau, và ngồi cạnh nhau tại các rạp chiếu phim đông đúc, nhưng không bao giờ cọ xát khuỷu tay nhau.

Đã có lúc tôi phát hiện ra hai người yêu nhau hôn nhau trên phố hay thậm chí là ôm nhau và tôi không thể biết tại sao họ lại hôn nhau. Chúng tôi cô độc khi ở bên nhau cho đến một ngày, một trong hai chúng tôi đã đập vỡ cái đĩa màu đỏ.”


*******
MỤC LỤC "FIND ME"
(Call me by your name Phần 2)



SPONSORS